Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 03/04/2023, 16:00
Tính khách quan, chân thực của một bản “Báo cáo…”?
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/04/2023 | AG3567

(TUAG)- Ngày 20/3/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cái gọi là “Báo cáo nhân quyền năm 2022”. Đây là báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ  liên tục từ năm 1997 đến nay. Báo cáo đã đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tiễn nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.

nth_5478.jpeg

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng.

Ngay sau khi “Báo cáo nhân quyền 2023” của Mỹ được công bố. Các thế lực thù địch, đặc biệt là các đối tượng, tổ chức ở hải ngoại được dịp hùa theo, xuyên tạc, chống phá. Họ sử dụng các trang mạng như: Trang Radio Free Asia (RFA), VOA tiếng Việt,… đăng tải nội dung cho rằng:“Nhân quyền ở Việt Nam còn vấn đề”; “Việt Nam chưa làm tốt công tác bảo hộ công dân, đàn áp xuyên quốc gia đối với người tị nạn ở Thái Lan, Campuchia”; “tấn công người bất đồng chính kiến trong nước”, “không được tự do báo chí, ngôn luận”… Họ còn bóp méo sự thật, bôi xấu tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đua nhau lên án Việt Nam vi phạm “nhân quyền”… từ đó, quy chụp, vu khống, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ.

“Nhân quyền” là chủ đề lâu nay luôn được các các thế lực xấu, thù địch triệt để lợi dụng, xem là mũi nhọn, công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Họ đâu biết rằng, ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, hệ thống pháp luật về quyền con người cũng ngày càng hoàn thiện. Sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc (năm 1977), Việt Nam đã từng bước tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người. Pháp luật về quyền con người của Việt Nam cũng đã có bước phát triển. Với 36 điều trên tổng số 120 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 2013 vừa khẳng định sự nhất quán về nội dung quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, vừa thể chế hóa sâu sắc, toàn diện nhận thức, quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người của Việt Nam ngày càng đồng bộ, từng bước hoàn thiện; việc tổ chức thực thi Hiến pháp, pháp luật về quyền con người được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Năm 2022, Quốc hội đã thông qua 12 luật, 21 Nghị quyết; cho ý kiến về 13 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân.

Trong bối cảnh đại dịch COVD-19 và tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, với mục tiêu “sức khỏe và tính mạng của người dân là trên hết, trước hết”, “không ai bị bỏ lại phía sau”, Chính phủ luôn kết hợp chặt chẽ giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế với chăm lo bảo đảm an sinh xã hội; kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” để đem lại hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân. Con số 45,6 nghìn tỷ đồng đã hỗ trợ cho khoảng 36,4 triệu người lao động, người dân; 394 nghìn đơn vị sử dụng lao động và 508 nghìn hộ kinh doanh (thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ) để vượt qua khó khăn trong đại dịch đã chứng minh đều đó. Năm 2022, đời sống của hộ dân cư được cải thiện. Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021. Các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong đợt dịch cũng được triển khai thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, các chính sách dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới cũng được quan tâm chỉ đạo sát sao… Theo đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam không ngừng tăng và nhanh nhất trong số các nước đang phát triển (năm 2020 xếp thứ 79, năm 2022 thứ 77 và mới đây, ngày 20/3, Liên hợp quốc công bố chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2023 đã tăng lên 12 bậc, thứ 65 thế giới).

Quyền sống hay “bảo đảm sự toàn vẹn của con người” được pháp luật Việt Nam bảo vệ và thực thi đầy đủ, nghiêm minh, bình đẳng với mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam; Việt Nam luôn thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài không có việc “Việt Nam đàn áp xuyên quốc gia đối với người tị nạn ở Thái Lan, Campuchia”. Đồng thời, Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Việc bảo đảm mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận. Những ý kiến chính đáng của người dân luôn được Đảng, Nhà nước tiếp thu, ghi nhận (điển hình là thông qua việc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp Quốc hội, đặc biệt là mới đây, từ ngày 03/1 – 13/3 đã thu nhận trên 8.000 ý kiến của Nhân dân xung quanh dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trên Cổng thông tin của Bộ Tài nguyên – Môi trường, chưa kể số lượng ý kiến của người dân từ các địa phương, đơn vị trong cả nước)… Do đó, không có việc“tấn công người bất đồng chính kiến trong nước”, “không được tự do báo chí, ngôn luận” như các đối tượng, tổ chức chống phá rêu rao. Chỉ có những đối tượng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhân dân thì bị pháp luật xử lý thích đáng.

Tại họp báo thường kỳ ngày 23/3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn. Việt Nam lấy làm tiếc vì báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn cởi mở trên tinh thần xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn có sự khác biệt để tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ”.

“Báo cáo nhân quyền 2023” của Mỹ thực chất chỉ là trò, cái cớ, thủ đoạn bóp méo, xuyên tạc thực tế thành tựu nhân quyền của Việt Nam. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân phải hết sức tỉnh táo; phải nắm, hiểu rõ, thông suốt; nhận diện, phân biệt được những thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch để cảnh giác, đấu tranh, phản bác.

 Nguyễn Toàn

Lượt người xem:  Views:   400
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by