Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 4, Ngày 25/01/2023, 13:00
Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/01/2023 | TTCTTT

​(TUAG)- Trong buổi bình minh của nhân loại, khi con người còn hoang sơ, cuộc sống còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, người ta đã nghĩ và tin rằng, quyền lực thuộc về tự nhiên, do các thần linh nắm giữ. Sau đó, nhờ trình độ nhận thức tăng lên, con người đã dần dần nhận ra và phân biệt được sức mạnh của tự nhiên và sức mạnh của con người, biết chế ngự tự nhiên và quản lý xã hội. Từ đó, quyền lực cùng các hình thức biến tướng của nó cũng bắt đầu xuất hiện.

Chong-tu-dienbien.webp

Quyền lực, khởi nguyên là của Nhân dân, của cộng đồng. Không phải cá nhân ai bỗng nhiên có được. Khi mọi người tự nguyện đồng lòng tôn vinh ai đó là thủ lĩnh, là người phụ trách, thay mặt họ để xử lý công việc chung, thì đồng thời kèm theo, trao quyền lực cho người ấy. Bắt đầu từ đó, người thủ lĩnh, người phụ trách có quyền lực. Về bản chất thì quyền lực không phải của họ, mà họ được Nhân dân trao quyền, ủy quyền, để sử dụng cho mục đích công cộng.

Khi quyền lực được trao cho người có nhân cách tốt thì nó được sử dụng đúng mục đích, bảo vệ và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Người xưa có câu “Đức trọng, quyền cao”. Câu ấy theo cách hiểu là trên cơ sở của đạo đức, nhân cách, mà trao quyền lực. Người có đạo đức là mười thì có thể trao quyền lực đến bảy, tám, tức là trao quyền lực ít hơn, càng không trao vượt quá. Người có đạo đức ít, thấp mà trao quyền lực nhiều, cao thì vô cùng nguy hiểm, giống như “gởi trứng cho ác”, sai lầm, tai họa là nhất định không tránh khỏi. Theo đó, người có chức quyền càng lớn thì đạo đức, nhân cách phải càng lớn hơn. Không biết từ bao giờ, người ta lại nói chệch sang là “chức trọng, quyền cao”, tức là trọng chức tước chứ không phải trọng nhân cách.

Khi quyền lực trao cho người không đủ nhân cách, thì nó trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích cá nhân, “lợi ích phe nhóm”, thậm chí là công cụ để làm việc ác. Trong lịch sử, đã có không ít trường hợp Nhân dân trao quyền và mất quyền, trở thành đối tượng cho quyền lực cai trị. Như vậy, quyền lực có thể đem lại công bằng, hạnh phúc và cũng có thể đem lại tai họa, sự đau khổ cho con người. Điều đó phụ thuộc vào việc quyền lực được trao vào tay ai.

Trong tháp nhu cầu Maslow gồm 6 bậc do nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943, thì nhu cầu bậc cao nhất của con người là: “Muốn sáng tạo, muốn được thể hiện khả năng, khẳng định bản thân, được công nhận là có năng lực và thành đạt”, nói ngắn gọn là “nhu cầu được thể hiện mình”.

Suy cho cùng, nhu cầu được thể hiện mình là một trong những nhu cầu chính đáng của con người. Và chuyện sẽ chẳng có gì đáng bàn, khi nhu cầu, tham vọng cá nhân phù hợp với lợi ích tập thể. Điều đáng nói là, ở một số cá nhân, nhu cầu này đã phát triển một cách thái quá đến mức lệch lạc, phá vỡ sự hài hòa cần thiết, thậm chí biến chứng thành một “căn bệnh nan y”- bệnh ham quyền lực.

Biểu hiện của bệnh ham quyền lực hết sức phong phú, đa dạng, nhưng cao nhất phải kể đến những người vì tham vọng quyền lực mà bất chấp mọi hậu quả, sẵn sàng “dìm” người khác để nâng mình lên; năng lực hạn chế nhưng ham hố “mũ cao áo dài” muốn phải ngồi ghế vượt qua cả cái đầu của mình; vì lợi ích cá nhân mà bất chấp lợi ích của tập thể; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; không gương mẫu trong công tác; không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác, chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó;…

Tham vọng quyền lực là một trong 27 biểu hiện được chỉ rõ trong Nghị quyết số 04-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, ngày 30/10/2016, “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đây là một “căn bệnh nan y” bắt nguồn từ sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mà mỗi đảng viên phải luôn nhớ đến, phải lấy đó làm điều tự răn mình để tránh. Trong thời gian chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những chỉ đạo nghiêm khắc cho vấn đề này, sao cho không bỏ sót người có đức, có tài, nhưng cũng không được để “lọt” vào những người không xứng đáng, không đủ phẩm chất, tư cách, trong đó có những người mắc bệnh ham quyền lực. Muốn vậy, phải nhìn ra căn nguyên của bệnh, mà cái gốc của nó chính là chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm”.

Để công việc chung, lợi ích chung không bị ảnh hưởng, để bệnh ham quyền lực không có cơ hội nảy nở và phát triển, một trong những yếu tố cốt lõi là phải chọn lựa và rèn luyện được những cán bộ có đủ cả hai yếu tố “đức” và “tài”, trong đó “đức” phải là cơ sở vững chắc cho “tài” bộc lộ và phát triển. Và, một trong những phẩm chất cơ bản của “đức” là phải biết tôn trọng lợi ích tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Các cấp ủy đảng, người đứng đầu các đơn vị phải thực sự công tâm, khách quan khi lựa chọn cán bộ, nhất định không để những người mắc bệnh này “lọt vào” bộ máy lãnh đạo các cấp.

“Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy”. Người có bản lĩnh, có trí tuệ sẽ biết tiết chế dục vọng, biết “đủ” mà dừng lại đúng lúc. Khi tham vọng quyền lực quá lớn, vượt qua năng lực thực chất của bản thân, không phù hợp với lợi ích chung của tập thể…, chính là đang tự rước lấy tai họa cho bản thân mà không hay.

Sự thật

Lượt người xem:  Views:   860
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by