Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 3, Ngày 26/07/2022, 09:40
Vùng đất An Giang trước năm 1832
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/07/2022 | TTCTTT

(TUAG)- Người Việt di cư vào vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVII sau khi chúa Nguyễn Hoàng vào phương Nam và lập phủ Phú Yên năm 1611. Nông dân và ngư dân vùng Thanh Nghệ, Thuận Quảng vào Mô Xoài (Bà Rịa) làm ăn. Sau cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn và vua Chey Chetta II của Vương quốc Chân Lạp, vào năm 1620, làn sóng di dân hợp pháp diễn ra mạnh mẽ hơn. Những di dân Việt đã có mặt trên nhiều vùng đất thuộc miền Đông Nam Bộ như: Biên Hòa, Đồng Nai, Sài Gòn.

Năm 1679, Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch và Tổng binh Cao Lôi Liêm Trần Thượng Xuyên (dư đảng của Trịnh Thành Công lãnh đạo phong trào “phản Thanh phục Minh” ở Đài Loan thất bại) đem binh lính và quyến thuộc hơn 3000 người và 50 chiếc thuyền ghé vào Đà Nẵng xin hàng. Chúa Nguyễn Phúc Tần cho Trần Thượng Xuyên vào Bàn Lân xứ Đồng Nai (nay là Biên Hòa), Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho, vùng đất Nam Bộ có thêm cộng đồng người Hoa.

Năm 1692 vua nước Chiêm là Bà Tranh đem quân đắp lũy, cướp giết nhân dân phủ Diên Ninh (dinh Bình Khang). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh đi đánh dẹp. Năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh bắt được vua Chiêm. Chúa Nguyễn bèn sáp nhập nước Chiêm vào xứ Đàng Trong (Đại Việt) và đặt làm một trấn, tên là Thuận Thành. Trước sức ép của công cuộc Nam tiến của người Việt và sự kỳ thị tôn giáo trong cộng đồng người Chiêm, một bộ phận khá lớn người Chiêm theo đạo Islam đã di cư sang Vương quốc Chân Lạp.

Sau khi thôn tính hết nước Chiêm, chúa Nguyễn quan tâm đến vùng đất Nam Bộ, lúc đó thuộc Vương quốc Chân Lạp. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đồng Nai, lập huyện Phước Long với dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn, đặt phủ Gia Định. Trên vùng đất đai nghìn dặm từ Mô Xoài - Bà Rịa (tiếp giáp với phủ Bình Thuận) tới bờ sông Tiền chỉ có hơn bốn vạn hộ dân người Việt và một ít dân tộc thiểu số bản địa (Stiêng, Chơro, cả người Khmer). Dân cư ở vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu còn ít hơn. Phần lớn là người Khmer, một ít là cư dân vùng Ngũ Quảng, theo đường biển vào (theo các cửa Ba Lai, cửa Đại… của sông Tiền), sống bằng nghề trồng lúa và chài lưới.

Đầu thế kỷ XVIII, sau khi Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên, xin thần phục chúa Nguyễn và được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, một bộ phận lưu dân Việt đã tìm đến sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất mới cùng với người Hoa (theo chân Mạc Cửu), người Khmer (từ Lục Chân Lạp theo sông Mê Kông xuống). Năm 1757, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn lên ngôi vua ở Vương quốc Chân Lạp, Nặc Tôn cắt đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn (thông qua Mạc Thiên Tứ) để đền ơn cứu giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cư Trinh và Trương Phúc Du tiếp nhận và cho lệ vào dinh Long Hồ, rồi đặt 3 đạo: Đạo Châu Đốc, đạo Tân Châu (ở cù lao Giêng - huyện Chợ Mới ngày nay) và đạo Đông Khẩu (ở Sa Đéc) để bảo vệ vùng biên giới. Năm 1780, Chúa Nguyễn Ánh cải tên dinh Long Hồ thành dinh Vĩnh Trấn. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1808, vua Gia Long lập Gia Định thành trên vùng đất Nam Bộ, và chia thành ngũ trấn: Biên Hòa trấn, Phiên An trấn (sau đổi thành Gia Định trấn), Định Tường trấn, Vĩnh Thanh trấn và Hà Tiên trấn. Tháng 10 năm Minh Mạng thứ 13 (tháng 11/1832 dương lịch), sau khi Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất (tháng 7 năm Minh Mạng thứ 13), Minh Mạng hoàn thành công cuộc cải cách hành chính lớn nhất triều Nguyễn, chia ngũ trấn thành lục tỉnh, riêng trấn Vĩnh Thanh chia làm 2 tỉnh (Vĩnh Long, An Giang), bốn trấn còn lại giữ nguyên tên gọi, chỉ đổi trấn gọi là tỉnh. Cả thảy có sáu tỉnh, tên gọi chung là Nam kỳ lục tỉnh, gồm 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

Như vậy, tỉnh An Giang (thời Nam kỳ lục tỉnh) là vùng đất cuối cùng vào bản đồ Đại Việt (Xứ Đàng Trong), vào năm Đinh sửu (1757). Trước đó vùng đất này tên gọi là Tầm Phong Long thuộc Thủy Chân Lạp của Vương quốc Chân Lạp. Theo tập quán sinh sống và cư trú của người Khmer, họ không ở, gần như bỏ hoang. Theo Chu Đạt Quan mô tả trong sách “Chân Lạp phong thổ ký” (vào thế kỷ XIII), ông đến vùng đất Nam Bộ ngày nay chỉ thấy “toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng” và “xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy rẫy, hàng trăm, hành ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy”. Ba bốn thế kỷ sau, cảnh quan miền đất này cũng không thay đổi, vẫn hoang vu, rậm rạp, sình lầy, vắng bóng con người, là nơi trú ngụ của côn trùng, thú dữ, rắn rết, cá sấu... Đến nữa sau thế kỷ XVIII, Lê Quí Đôn ghi nhận trong sách “Phủ Biên tạp lục”: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dậm”. Miền hoang địa gần như vô chủ ấy thực sự được đánh thức khi lưu dân người Việt đặt chân đến cư trú và khai mở.

Từ sau năm 1757, làn sóng di dân hợp pháp vào vùng đất mới diễn ra mạnh mẽ hơn. Những người đầu tiên vào khai phá phần lớn là dân nghèo vùng Ngũ Quảng, Bình Định - Phú Yên, không chịu nổi ách áp bức của chế độ đương thời. Họ lần lượt tiến vào vùng đất mới bằng đường biển với phương tiện chủ yếu là thuyền buồm và ghe bầu. Có một ít cư dân người Việt, người Hoa từ Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho chuyển cư đến vùng đất mới. Đầu tiên, họ cư ngụ ở vùng đất nay là huyện Chợ Mới, xứ Sa Đéc (và tự nhận là dân “hai huyện”) rồi đến vùng Châu Đốc, Tân Châu, sau đó mới hình thành các làng xã bờ Tây sông Hậu vào đầu thế kỷ XIX. Lúc đó ở Châu Đốc, Tân Châu dân cư cũng còn rất thưa thớt, cho nên vua Gia Long gọi là Châu Đốc tân cương. Sau khi hoàn thành đào kinh Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế, Nguyễn Văn Thoại mộ dân, lập làng Thoại Sơn ở bờ kinh Thoại Hà, cạnh Núi Sập năm 1822; lập 5 làng cặp bờ kinh Vĩnh Tế (Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế, Vĩnh Lạc, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều), hình thành phủ Tịnh Biên vào giữa thế kỷ XIX. Ở Đông Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên), năm 1789, chúa Nguyễn Ánh cho lập thủ Đông Xuyên một thời gian rồi bỏ, việc thành lập 2 thôn Bình Đức và Mỹ Phước cũng diễn ra vào đầu thế kỷ XIX, đồng thời với các thôn lập ở bờ Tây sông Hậu. Khi thành lập tỉnh An Giang, sách Đại Nam nhất thống chí ghi nhận số đinh tỉnh An Giang có 25.645 người.

BBTNăm 1679, Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch và Tổng binh Cao Lôi Liêm Trần Thượng Xuyên (dư đảng của Trịnh Thành Công lãnh đạo phong trào “phản Thanh phục Minh” ở Đài Loan thất bại) đem binh lính và quyến thuộc hơn 3000 người và 50 chiếc thuyền ghé vào Đà Nẵng xin hàng. Chúa Nguyễn Phúc Tần cho Trần Thượng Xuyên vào Bàn Lân xứ Đồng Nai (nay là Biên Hòa), Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho, vùng đất Nam Bộ có thêm cộng đồng người Hoa.

Năm 1692 vua nước Chiêm là Bà Tranh đem quân đắp lũy, cướp giết nhân dân phủ Diên Ninh (dinh Bình Khang). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh đi đánh dẹp. Năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh bắt được vua Chiêm. Chúa Nguyễn bèn sáp nhập nước Chiêm vào xứ Đàng Trong (Đại Việt) và đặt làm một trấn, tên là Thuận Thành. Trước sức ép của công cuộc Nam tiến của người Việt và sự kỳ thị tôn giáo trong cộng đồng người Chiêm, một bộ phận khá lớn người Chiêm theo đạo Islam đã di cư sang Vương quốc Chân Lạp.

Sau khi thôn tính hết nước Chiêm, chúa Nguyễn quan tâm đến vùng đất Nam Bộ, lúc đó thuộc Vương quốc Chân Lạp. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đồng Nai, lập huyện Phước Long với dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn, đặt phủ Gia Định. Trên vùng đất đai nghìn dặm từ Mô Xoài - Bà Rịa (tiếp giáp với phủ Bình Thuận) tới bờ sông Tiền chỉ có hơn bốn vạn hộ dân người Việt và một ít dân tộc thiểu số bản địa (Stiêng, Chơro, cả người Khmer). Dân cư ở vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu còn ít hơn. Phần lớn là người Khmer, một ít là cư dân vùng Ngũ Quảng, theo đường biển vào (theo các cửa Ba Lai, cửa Đại… của sông Tiền), sống bằng nghề trồng lúa và chài lưới.

Đầu thế kỷ XVIII, sau khi Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên, xin thần phục chúa Nguyễn và được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, một bộ phận lưu dân Việt đã tìm đến sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất mới cùng với người Hoa (theo chân Mạc Cửu), người Khmer (từ Lục Chân Lạp theo sông Mê Kông xuống). Năm 1757, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn lên ngôi vua ở Vương quốc Chân Lạp, Nặc Tôn cắt đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn (thông qua Mạc Thiên Tứ) để đền ơn cứu giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cư Trinh và Trương Phúc Du tiếp nhận và cho lệ vào dinh Long Hồ, rồi đặt 3 đạo: Đạo Châu Đốc, đạo Tân Châu (ở cù lao Giêng - huyện Chợ Mới ngày nay) và đạo Đông Khẩu (ở Sa Đéc) để bảo vệ vùng biên giới. Năm 1780, Chúa Nguyễn Ánh cải tên dinh Long Hồ thành dinh Vĩnh Trấn. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1808, vua Gia Long lập Gia Định thành trên vùng đất Nam Bộ, và chia thành ngũ trấn: Biên Hòa trấn, Phiên An trấn (sau đổi thành Gia Định trấn), Định Tường trấn, Vĩnh Thanh trấn và Hà Tiên trấn. Tháng 10 năm Minh Mạng thứ 13 (tháng 11/1832 dương lịch), sau khi Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất (tháng 7 năm Minh Mạng thứ 13), Minh Mạng hoàn thành công cuộc cải cách hành chính lớn nhất triều Nguyễn, chia ngũ trấn thành lục tỉnh, riêng trấn Vĩnh Thanh chia làm 2 tỉnh (Vĩnh Long, An Giang), bốn trấn còn lại giữ nguyên tên gọi, chỉ đổi trấn gọi là tỉnh. Cả thảy có sáu tỉnh, tên gọi chung là Nam kỳ lục tỉnh, gồm 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

Như vậy, tỉnh An Giang (thời Nam kỳ lục tỉnh) là vùng đất cuối cùng vào bản đồ Đại Việt (Xứ Đàng Trong), vào năm Đinh sửu (1757). Trước đó vùng đất này tên gọi là Tầm Phong Long thuộc Thủy Chân Lạp của Vương quốc Chân Lạp. Theo tập quán sinh sống và cư trú của người Khmer, họ không ở, gần như bỏ hoang. Theo Chu Đạt Quan mô tả trong sách “Chân Lạp phong thổ ký” (vào thế kỷ XIII), ông đến vùng đất Nam Bộ ngày nay chỉ thấy “toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng” và “xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy rẫy, hàng trăm, hành ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy”. Ba bốn thế kỷ sau, cảnh quan miền đất này cũng không thay đổi, vẫn hoang vu, rậm rạp, sình lầy, vắng bóng con người, là nơi trú ngụ của côn trùng, thú dữ, rắn rết, cá sấu... Đến nữa sau thế kỷ XVIII, Lê Quí Đôn ghi nhận trong sách “Phủ Biên tạp lục”: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dậm”. Miền hoang địa gần như vô chủ ấy thực sự được đánh thức khi lưu dân người Việt đặt chân đến cư trú và khai mở.

Từ sau năm 1757, làn sóng di dân hợp pháp vào vùng đất mới diễn ra mạnh mẽ hơn. Những người đầu tiên vào khai phá phần lớn là dân nghèo vùng Ngũ Quảng, Bình Định - Phú Yên, không chịu nổi ách áp bức của chế độ đương thời. Họ lần lượt tiến vào vùng đất mới bằng đường biển với phương tiện chủ yếu là thuyền buồm và ghe bầu. Có một ít cư dân người Việt, người Hoa từ Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho chuyển cư đến vùng đất mới. Đầu tiên, họ cư ngụ ở vùng đất nay là huyện Chợ Mới, xứ Sa Đéc (và tự nhận là dân “hai huyện”) rồi đến vùng Châu Đốc, Tân Châu, sau đó mới hình thành các làng xã bờ Tây sông Hậu vào đầu thế kỷ XIX. Lúc đó ở Châu Đốc, Tân Châu dân cư cũng còn rất thưa thớt, cho nên vua Gia Long gọi là Châu Đốc tân cương. Sau khi hoàn thành đào kinh Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế, Nguyễn Văn Thoại mộ dân, lập làng Thoại Sơn ở bờ kinh Thoại Hà, cạnh Núi Sập năm 1822; lập 5 làng cặp bờ kinh Vĩnh Tế (Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế, Vĩnh Lạc, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều), hình thành phủ Tịnh Biên vào giữa thế kỷ XIX. Ở Đông Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên), năm 1789, chúa Nguyễn Ánh cho lập thủ Đông Xuyên một thời gian rồi bỏ, việc thành lập 2 thôn Bình Đức và Mỹ Phước cũng diễn ra vào đầu thế kỷ XIX, đồng thời với các thôn lập ở bờ Tây sông Hậu. Khi thành lập tỉnh An Giang, sách Đại Nam nhất thống chí ghi nhận số đinh tỉnh An Giang có 25.645 người.

BBT

Lượt người xem:  Views:   841
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by