Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Y tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Y tế
Thứ 5, Ngày 20/01/2022, 14:00
Các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin để có cơ sở mở cửa an toàn
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/01/2022 | Trường Giang

(TUAG)- Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2022 do Bộ Y tế tổ chức trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước vào sáng 20/01.

 Thu-Tuong-Y-Te.jpg

Tại hội nghị có 08 tham luận đại diện lãnh đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông; Văn phòng đại diện tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Thường trực Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành: Thành phố Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa và tỉnh An Giang về những kết quả, kinh nghiệm và những khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng và công tác y tế nói chung.

Thu-Tuong-Y-Te1.jpg

Tại điểm cầu tỉnh An Giang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, tỉnh An Giang xuất hiện trường hợp mắc đầu tiên vào ngày 15/4/2021 là người nhập cảnh từ Campuchia, trường hợp mắc trong cộng đồng đầu tiên vào ngày 29/6/2021 tại huyện An Phú. Tính đến ngày 17/01/2022 có: 35.219 ca mắc, điều trị khỏi 32.657 ca; tỉ lệ tử vong: 3,56% trên tổng số ca nhiễm.

 Công tác điều trị được chú trọng. Tỉnh đã triển khai Kế hoạch các cơ sở điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng. Đến nay, đã triển khai 49 cơ sở điều trị với 7.294 giường, đồng thời triển khai Trạm Y tế lưu động, Tổ COVID-19 cộng đồng để theo dõi điều trị các trường hợp nhẹ, không triệu chứng tại nhà.

Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đạt tỷ lệ rất cao. Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1 là 98,7%; mũi 2 là 97,4%, mũi 3 (tăng cường): 19,7%; tiêm cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi với mũi 2 đạt 93,5%.

Tỉnh đã ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch như sửa chữa, xây dựng và mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế cho cơ sở cách ly, cơ sở thu dung điều trị. Đồng thời, mua sắm phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo cung cấp cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch kịp thời. Tỉnh cũng điều động nguồn nhân lực của các bệnh viện tuyến tỉnh đến hỗ trợ công tác điều trị, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm cho tuyến huyện…

Bên cạnh đó, vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ các trang thiết bị (máy tạo Oxy, máy giúp thở, máy thở áp lực cao HFNC…), vật tư y tế, kit xét nghiệm PCR, test nhanh kháng nguyên hỗ trợ công tác xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, phục vụ kịp thời nhu cầu phòng, chống dịch tại các tuyến.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nêu lên những khó khăn, thách thức như: Nguồn cung cấp Oxy y tế cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 đang rất khan hiếm; nhân lực y tế tuyến cơ sở đang rất thiếu, đặc biệt là Trạm y tế xã, phường, thị trấn; ngân sách tỉnh còn hạn chế nên việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho y tế cơ sở cũng còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Qua đó, đồng chí Nguyễn Thanh Bình chia sẻ 05 bài học, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19: 

Thứ nhất, là sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và lãnh đạo địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, toàn diện, hiệu quả, đồng thời chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, là sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; huy động toàn bộ hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị tại cơ sở phải tham gia trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành và các lực lượng.

Thứ ba, là việc quyết định các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để từ rất sớm nhằm kịp thời ngăn chặn tốc độ lây lan, giảm tác động của đại dịch đối với sức khỏe của người dân, hệ thống y tế và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, chủ động trong công tác hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ; ưu tiên bố trí nguồn lực (nhân lực y tế, hàng hóa y tế…) đảm bảo cho các cơ sở y tế trong công tác phòng, chống dịch; chủ động các phương án và chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở thu dung, điều trị khi số ca mắc tăng cao.

Thứ năm, thường xuyên tăng cường công tác truyền thông theo hướng lấy người dân là trung tâm và chủ thể phòng, chống dịch, từ đó triển khai các chính sách đều hướng tới người dân; tạo sự đồng thuận của người dân đối với các giải pháp của Trung ương cũng như địa phương trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 một cách chủ động.

Thời gian tới, để đảm bảo thích thích ứng linh hoạt an toàn, hiệu quả kiểm soát tốt dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và trước đại dịch COV1D-19 trên Thế giới tiếp tục có diễn biến rất khó lường trước biến chủng Omicron và đã có ca bệnh xuất hiện trong nước trong thời gian gần đây theo báo cáo của Bộ Y tế. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh,  tỉnh đã tập trung đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng.

Hai là, tăng cường năng lực điều trị các tuyến, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở; quản lý tốt các trường hợp F0 điều trị tại nhà, hạn chế thấp nhất trường hợp chuyển nặng và tử vong.

Ba là, tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch luôn được coi trọng và thực hiện thường xuyên, thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của nhân dân.

Bốn là, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong: triển khai Tổng đài 1022 tư vấn F0 điều trị tại nhà, khai báo y tế bằng QR-code; sổ sức khỏe điện tử trong tiêm chủng; phần mềm tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19, đường dây nóng để tư vấn sức khỏe và trả lời thông tin có liên quan đến dịch bệnh cho người dân.

Thu-Tuong-Y-Te2.jpg

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực và kết quả đạt được của toàn ngành Y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát những điểm nhấn của Ngành Y tế, bài học, kinh nghiệm và những khó khăn, thách thức, hạn chế  trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các  tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin để có cơ sở mở cửa an toàn; cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Chính phủ... về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đề cao đao đức nghề nghiệp  trong toàn ngành Y tế; kiên quyết, kiên trì thực hiện các mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; nâng cao nâng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thực người dân; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế; có chính sách thu hút, đãi ngộ cán bộ y tế tuyến cơ sở...

Trường Giang


Lượt người xem:  Views:   53
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by