Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Xã hội
Chủ Nhật, Ngày 28/11/2021, 20:00
An Giang phát huy, nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/11/2021 | TTCTTT

(TUAG)- Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên trên địa bàn tỉnh, cùng với việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh, trong đó công tác giảm nghèo bền vững luôn được chú trọng. Tích cực vận động Nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách"… để cùng với Đảng, Nhà nước chung tay sẻ chia, hỗ trợ về mọi mặt nhằm giúp đỡ người nghèo có cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và tốt đẹp hơn.  

Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", MTTQ đã chủ động tham mưu cấp ủy, phối hợp với chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, các mô hình giảm nghèo để thực hiện công tác chăm lo, giúp đỡ cho người nghèo; hướng dẫn, xây dựng phương pháp làm ăn hiệu quả, thiết thực gắn với nội dung trọng tâm thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

Phát huy tinh thần sáng tạo, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh có nhiều cách làm hiệu quả, không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn giảm nguy cơ tái nghèo. Nhiều mô hình cách làm hay đã được nhân rộng trên địa bàn tỉnh, giúp các hộ nghèo biết cách làm ăn, tăng thu nhập, đời sống của người nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Với phương châm hỗ trợ chủ yếu được xác định là cho "cần câu" hơn cho "con cá", đã triển khai thực hiện nhiều chương trình giúp giảm nghèo như: tín dụng ưu đãi; hỗ trợ vốn, cây con giống; hỗ trợ y tế; hỗ trợ giáo dục; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo,... thông qua việc triển khai các mô hình giảm nghèo bền vững tiêu biểu như: Ủy thác một phần Quỹ "Vì người nghèo" qua Ngân hàng CSXH, Hội Mái ấm tình thương, khu nhà Đại đoàn kết, xe cứu thương chuyển bệnh miễn phí, tặng thẻ BHYT, bếp ăn tình thương, nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản, nuôi dê, nuôi heo đất tiết kiệm để hỗ trợ phương tiện sinh kế, "Quầy hàng miễn phí cho người nghèo", "Gian hàng không đồng", "Mỗi tháng một hoàn cảnh nghèo được giúp đỡ", "Khu dân cư không còn hộ nghèo",...

Tiêu biểu nhất trong hỗ trợ vốn có mô hình tín dụng chính sách từ Quỹ "Vì người nghèo" cấp huyện, xã ủy thác nguồn vốn sang NHCSXH, giúp cho nhiều hộ nghèo được tiếp cận vay vốn. Thông qua mô hình này, thực sự là "cầu nối" giữa cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với Nhân dân, đặc biệt là người nghèo, khó khăn, các đối tượng chưa có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng thương mại. Để tăng thêm nguồn vốn, giúp cho người nghèo được tiếp cận vốn vay NHCSXH, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" cấp huyện, xã trích một phần kinh phí thực hiện ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn mua bán nhỏ, chăn nuôi, trồng trọt, xây nhà, đầu tư trang thiết bị cho nghề truyền thống,… đến nay tổng dư nợ trên 8,3 tỷ đồng. Song song đó, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã ủy thác vốn sang NHCSXH để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng. Số tiền ủy thác vốn sang NHCSXH tuy không nhiều nhưng công tác quản lý tốt nguồn vốn, tăng vòng quay vốn nên những năm qua đã có hàng ngàn lượt hộ được vay vốn sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm mới hoặc tăng thêm việc làm cho người lao động ở nông thôn,…


Bên cạnh đó, mô hình giảm nghèo với hình thức đầu tư trực tiếp giúp nhiều hộ nghèo được đổi đời, tạo thêm động lực để họ phấn đấu vươn lên, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điển hình là mô hình Hội Mái ấm tình thương ở hai huyện Thoại Sơn và Châu Thành từ khi thành lập đến nay đã đổ được trên 4.000 bộ cột pêtông với tổng trị giá hơn 40 tỷ đồng và hàng trăm ngàn ngày công của người dân tự nguyện tham gia thực hiện để phối hợp cùng chính quyền và MTTQ các cấp cất mới hơn 4.000 Mái ấm tình thương, nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; đặc biệt, mô hình khu nhà Đại đoàn kết (mô hình cất nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo không có nhà, đất) của thành phố Long Xuyên đã xây dựng được 15 khu nhà Đại đoàn kết với kinh phí xây dựng các căn nhà là 22 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và 20 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để xây dựng cơ sở hạ tầng, qua đó hỗ trợ cho 320 hộ nghèo không có đất trên địa bàn thành phố có được chỗ ở ổn định, tạo điều kiện để các hộ nghèo yên tâm lao động, cải thiện thu nhập, tự tin vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngoài ra còn nhiều mô hình giảm nghèo hoạt động hiệu quả khác do MTTQ và các tổ chức thành viên đảm nhận thực hiện, nhất là từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã xuất hiện nhiều mô hình như Cây ATM gạo, "Gian hàng không đồng", "Chuyến xe không đồng", "Bữa ăn không đồng", "Bếp ăn nghĩa tình",… để hỗ trợ cho người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Có thể nói, qua thực hiện các mô hình giảm nghèo bền vững đã góp phần to lớn cùng với Đảng, Nhà nước chăm lo cho người nghèo và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của tỉnh./.

QUỐC TOÀN

Lượt người xem:  Views:   368
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

PostCategory

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by