Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 3, Ngày 16/11/2021, 15:00
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/11/2021 | Trường Giang

(TUAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới vinh danh là Nhà văn hóa kiệt xuất. Tư tưởng của Người là kho tàng lý luận toàn diện, sâu sắc về cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó Người đánh giá rất cao vai trò quan trọng của văn hóa.

Vanhoa-tt-HoChiMinh-2.jpg

Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng, vô cùng phong phú và đa dạng, thấm sâu trong toàn xã hội và đời sống con người, vì thế có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về văn hóa. Riêng phần mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu định nghĩa giản dị mà sâu sắc về văn hóa: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữa viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ". Người nhấn mạnh: "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa". Tư tưởng của Người một mặt nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, ngang với các lĩnh vực trọng yếu khác, mặt khác phê phán quan niệm coi nhẹ công tác văn hóa, không thấy vai trò nền tảng, vai trò sáng tạo, dẫn dắt của văn hóa.

Vanhoa-tt-HoChiMinh-1.jpg

Hồ Chí Minh khẳng định "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" và muốn như thế, mỗi cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành phải là tấm gương để mọi người noi theo: "Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước".

Người nêu quan điểm "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận", "Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị", cần đoàn kết tập hợp đội ngũ trí thức, những nhà văn hóa và toàn quân, toàn dân phấn đấu cho sự nghiệp "phò chính, trừ tà", góp phần quan trọng vào việc nhân đạo hóa con người, cổ vũ con người vươn tới chân, thiện, mỹ. Văn hóa phải "gắn liền với lao động, sản xuất, văn hóa xa đời sống, xa lao động là văn hóa suông". Người đề ra chủ trương diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, khơi dậy phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa để dồn sức xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí. Hồ Chí Minh khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Văn hóa phải thấu hiểu và đi sâu vào đời sống, "bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy". Hồ Chí Minh cho rằng: "Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức". Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng".

Vanhoa-tt-HoChiMinh-3.jpg

Hồ Chí Minh nêu một yêu cầu cơ bản: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa; muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ nghĩa", vì theo Người, chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân đẻ ra các căn bệnh làm hại đến sự phát triển đất nước… Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của nhân dân và coi những sáng tác của nhân dân như "những viên ngọc quý". Người cũng thường căn dặn những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật phải đi sâu vào thực tế cuộc sống, hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng, thị hiếu... của nhân dân để từ đó các sáng tác của mình phục vụ được nhân dân một cách tốt nhất. Tư tưởng đó của Người thể hiện quan điểm vì con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Vanhoa-tt-HoChiMinh-4.jpg

Suốt hơn 90 năm qua, tư tưởng chiến lược của Người đã được quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả. Trong suốt quá trình đó, cùng với biến đổi, phát triển của thực tiễn và tư duy, các quan điểm, đường lối về văn hóa của Đảng được kế thừa, bổ sung và phát triển. Trải qua các giai đoạn cách mạng và các kỳ Đại hội, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Đảng ta không ngừng kế thừa và phát triển các chủ trương, đường lối, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam từng bước trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước. Mặt khác, chúng ta cũng kiên quyết xóa bỏ những hủ tục, tàn dư, những sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài. Đặc biệt, để văn hóa tăng thêm sức mạnh dân tộc, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì mỗi người dân chúng ta cần phải giữ gìn nền văn hóa Việt Nam luôn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Trường Giang

Lượt người xem:  Views:   627
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by