Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 5, Ngày 11/11/2021, 10:00
ĐBQH chất vấn về chính sách hỗ trợ cho người lao động tự do không bị bỏ lại phía sau
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/11/2021 | Q.H

(TUAG)- Theo chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 11/11, tại Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã đặt nhiều câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liên quan đến chính sách hỗ trợ cho người lao động tự do không bị bỏ lại phía sau.

 QH-CTQH-VuongDinhHue.jpg

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành Phiên chất vấn

Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, chỉ ra rằng, trong thời gian qua đã có rất nhiều người dân trở về quê tránh dịch, riêng An Giang hiện con số đó đã trên 70.000 người. Việc này đã làm phát sinh nhiều vấn đề về an sinh xã hội, nhiều người bị mất việc làm, thu nhập, cuộc sống bấp bênh, nhất là người nghèo, người già và trẻ em. Đại biểu đề nghị Bộ cho biết những chính sách để hỗ trợ cho người lao động trở về quê để họ không bị bỏ lại phía sau? Đồng thời, liên quan đến Nghị quyết 68/NQ-CP và các chính sách hỗ trợ cho lao động tự do, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả triển khai nội dung này.

 QH-TrinhlamSinh-thaoluan.jpg

Đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang chất vấn

Và quan tâm đến vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, trăn trở, làm thế nào để người dân có việc làm và thu nhập ngay tại quê hương. Qua việc di chuyển ồ ạt từ các trung tâm thành phố lớn về các tỉnh cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong việc tạo việc làm giữa các địa phương. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết chiến lược để tạo việc làm, thu nhập cho người dân tại quê hương mình?

Trả lời vấn đề mà các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Lực lượng lao động về quê thời gian qua tương đối lớn, có ý kiến khác nhau về số liệu. Sau quá trình tổng kết tất cả báo cáo của 63 địa phương cùng với tiến hành rà soát, thống kê, phân loại ban đầu thì con số chính thức lao động về quê của chúng ta khoảng 1,3 triệu người, chiếm 60% trong tổng số người dân di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng trọng điểm kinh tế phía Nam để về quê. Vừa qua, Bộ trưởng đã trực tiếp chủ trì nghe và làm việc với các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam, qua đó có khoảng 30% người dân trên cơ sở các địa phương cho đăng ký có nhu cầu quay trở lại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, 30% muốn chuyển sang địa bàn khác, phần còn lại là muốn ở lại quê, nhưng trong số ở lại quê cũng chỉ có tỷ lệ khoảng 40% muốn có công ăn việc làm tại quê.

QH-Botruong-DaoNgocDung.jpg

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn

Bộ trưởng cũng nêu rõ, sau khi trao đổi với các địa phương, có 4 vấn đề lớn cần quan tâm:

Thứ nhất, các địa phương cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vùng kinh tế trọng điểm có kết nối để vận động, thuyết phục, giới thiệu người lao động quay trở về quê.

Thứ hai, các địa phương cũng chủ động liên kết, kết nối với các địa phương khác, thậm chí ngay cả trong vùng để có thể giới thiệu việc làm. Cụ thể, như Thanh Hóa vừa rồi đã giới thiệu một loạt người lao động về quê đi làm việc ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Riêng Bắc Giang cho đến thời điểm này đã tăng hơn 50.000 người lao động so với thời điểm trước dịch.

Thứ ba, nhiều địa phương đã tạo được việc làm tại chỗ, ví dụ như Quảng Trị, Quảng Nam tiếp nhận toàn bộ những công nhân nghề may và một số ngành, lĩnh vực khác cho công nhân làm việc tại địa phương mình.

Thứ tư, khuyến khích lao động quay trở lại; tập trung triển khai các chính sách như chính sách giảm nghèo, chính sách cho vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm để hỗ trợ cho người lao động ổn định, tạo công việc mới ở địa phương.

Liên quan đến vấn đề lao động nhập cư, đại biểu Cầm Thị Mẫn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra rằng, qua đại dịch, nhiều doanh nghiệp địa phương mới nhận thấy vai trò đích thực và tính cấp thiết của lao động nhập cư. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết vấn đề cần quan tâm nhất trong xác định chính sách hỗ trợ để những lao động này không bị coi là công dân hạng 2 ?

Trả lời về vấn đề lao động nhập cư, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ ra rằng, chúng ta không bao giờ coi người nhập cư, người lao động các tỉnh về thành phố, đô thị là công dân hạng 2. Họ đều là công dân Việt Nam. Thực tế hiện nay, công dân và người lao động dịch chuyển từ các tỉnh, địa phương về thành thị gặp rất nhiều khó khăn, nhìn dòng người di chuyển sẽ thấy điều đó.

Theo Bộ trưởng, có 3 vấn đề cần quan tâm để giải quyết tốt về chính sách hỗ trợ cho những đối tượng này:

Một là, phải đánh giá đúng vai trò của lực lượng lao động địa phương về thành thị và đô thị, đặc biệt là đối với lĩnh vực dịch vụ xã hội thì chính lực lượng lao động dịch chuyển từ các địa phương này đóng một vai trò rất quan trọng.

Hai là, phải đặc biệt quan tâm đến môi trường làm việc, môi trường sống, môi trường tối thiểu của người lao động. Đó là nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo để đảm bảo cuộc sống bình thường của một người dân. Trong dịch bệnh vừa qua thì thêm một vấn đề nữa là vaccine.

Ba là, vấn đề chế độ làm việc cho người lao động, tiền lương, thu nhập và các khoản khác./.

Q.H

Lượt người xem:  Views:   249
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by