Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 7, Ngày 07/01/2023, 14:00
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang tham gia thảo luận tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/01/2023 | Hải Lam

​(TUAG)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/01, Quốc hội thảo luận ở tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh: An Giang, Bình Dương và Tp.Hải Phòng. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang điều hành phiên thảo luận.

QH-bat-thuong2-1.jpg 

Quang cảnh phiên thảo luận tổ

Các đại biểu tham gia thảo luận tổ khẳng định việc xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ rất quan trọng để thể chế hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua cũng như triển khai thực hiện  Luật Quy hoạch, là cơ sở định hướng cho các quy hoạch cấp dưới. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề lớn, khó, phức tạp. Nội dung đa dạng tất cả các ngành nghề, địa phương. Do đây là lần đầu tiên thực hiện nên đi vào chi tiết các nội dung vẫn còn có những “chông chênh” khiến các đại biểu Quốc hội băn khoăn.

Các đại biểu cũng chỉ rõ một số vấn đề cần được làm sâu sắc hơn như việc đánh giá thực trạng và đánh giá tác động, xác định nguồn lực thực hiện, các chỉ tiêu, mục tiêu cần bảo đảm định tính. Do đó, áp lực để có thể tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Quy hoạch để Quốc hội xem xét thông qua ngay tại kỳ họp bất thường lần này là rất lớn.

 QH-bat-thuong2-2.jpg

Đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang cho rằng về tổng thể hồ sơ đã được nghiên cứu, xây dựng công phu, tuân thủ tốt Luật Quy hoạch, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên trong bối cảnh các địa phương trong cả nước không ngừng trỗi dậy, năng động sáng tạo để vươn lên một cách mạnh mẽ, qua đối chiếu với các nội dung chi tiết, các số liệu, quy hoạch các vùng miền, quy hoạch các lĩnh vực, các ngành, các khu vực…thì định hướng phát triển của các địa phương đã vượt xa những quy định trong dự thảo. Do đó, đại biểu Trình Lam Sinh cho rằng cần phải rà soát và bổ sung thêm các nội dung như đánh giá hiện trạng phát triển rõ ràng, cụ thể, chi tiết của những ngành, lĩnh vực, từng địa phương, từng khu vực, tính liên kết; bổ sung hiện trạng phát triển hạ tầng để trên cơ sở định hướng được mức độ đầu tư của từng ngành, từng lĩnh vực, của từng khu vực, của địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển chung.

 QH-bat-thuong2-3.jpg

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang tham gia ý kiến 02 nội dung về Quy hoạch hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền và về quốc phòng, an ninh. Về Quy hoạch hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền theo báo cáo định hướng quy hoạch đến năm 2030, nâng cấp và mở mới 63 cửa khẩu biên giới đất liền,  đại biểu cho rằng đây là số liệu cần nghiên cứu và tính toán lại cho phù hợp, bởi khi mở và nâng cấp cửa khẩu thì quy trình rất phức tạp, mất thời gian phải đạt được sự thống nhất của hai nước. Về đầu tư hạ tầng cửa khẩu, đại biểu đề nghị ưu tiên đầu tư hạ tầng ở những cửa khẩu hiện nay đang phát triển và trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.

Về quốc phòng, an ninh, đại biểu cho rằng định hướng phát triển phải tạo ra những cơ chế, chính sách đặc thù cho cư dân biên giới kết hợp chính sách hỗ trợ và cơ chế đặc thù để người dân tự mình phát triển gắn với quản lý, qua đó tạo thành sức mạnh của nền biên phòng toàn dân trên tuyến biên giới.

 QH-bat-thuong2-4.jpg

Đại biểu Phan Huỳnh Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Đại biểu Phan Huỳnh Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang khi tham gia ý kiến cho rằng việc cập nhật kết quả bản đồ và kết quả trong báo cáo thông tin còn bị lệch, bản đồ còn tích hợp quá nhiều nhìn rối mắt, đề nghị giữa Bản đồ hiện trạng và một số thông tin cung cấp cho đại biểu, Ban soạn thảo cần nghiên cứu tách ra chuyên biệt để đại biểu nghiên cứu sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, những thông tin mang tính chất minh họa kèm theo đại biểu cho rằng chưa chính xác, đề nghị nghiên cứu thể hiện chính xác.

Về định hướng phân vùng và liên kết vùng, đại biểu cho rằng đã phân vùng trước đây rồi, nhưng trong quá trình lãnh đạo, điều hành tổ chức thực hiện phân vùng và định hướng phân vùng, đưa ra chủ trương thì rất thuận lòng dân, nhưng kết quả thực hiện chưa như mong muốn. Nên khi Quy hoạch cần nghiên cứu đánh giá trong thời gian qua hiệu quả phân vùng là thế nào, từ đó có định hướng chính xác cho thời gian tới.

Về định hướng phát triển hạ tầng, đại biểu cho rằng định hướng phát triển Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) theo báo cáo là rất khiêm tốn gây khó cho ĐBSCL có động lực phát triển. Đại biểu đề nghị nghiên cứu đối với ĐBSCL xác định Tp. Cần Thơ là đô thị động lực của vùng để phát triển và đề nghị trong Quy hoạch các công trình trọng điểm quốc gia có cảng Trần Đề để kết nối với các tuyến cao tốc giúp cho ĐBSCL từng bước phát triển.

Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)./.

Hải Lam

Lượt người xem:  Views:   443
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by