Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Chủ Nhật, Ngày 25/07/2021, 11:00
Quốc hội thảo luận: Mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/07/2021 | Q.H

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 25/7, tại phiên thảo luận toàn thể về tình hình KT-XH, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Đức Hải, Bộ trưởng Bộ LĐ, TB & XH Đào Ngọc Dung đã có báo cáo giải trình làm rõ một số vấn đề về giải pháp tiếp tục thực hiện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong phòng, chống dịch COVID-19.

Quochoi-sang-25-1.jpg

Chấp nhận hy sinh một phần tăng trưởng kinh tế vì sức khỏe nhân dân

Làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, các chính sách xã hội, an sinh xã hội được triển khai tương đối đồng bộ và có hiệu quả. Đời sống nhân dân được đảm bảo. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2021 và đợt dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng mạnh tạo áp lực lớn đến phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Bộ trưởng nêu rõ, tỷ lệ thất nghiệp 2,52%, khu vực dịch vụ ảnh hưởng nặng nề, một số ngành đã suy giảm từ năm 2020 đến nay tiếp tục suy giảm sâu hơn, khu vực lữ hành giảm sâu 54,8%, doanh nghiệp dịch vụ lưu trú giảm tiếp 2,7%; khu vực vận tải giảm 0,7%. Đặc biệt, dịch bệnh đã tấn công vào thành trì rất quan trọng của nước ta là khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp sử dụng số lượng lớn lao động, nơi có nhiều đóng góp cho kinh tế, thu ngân sách như Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội… Một số khu công nghiệp, doanh nghiệp đã tạm thời phải dừng hoạt động như Bắc Giang phải đóng cửa 4 khu công nghiệp. Tại thành phố Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc và nhiều địa phương đã phải phong tỏa, giãn cách toàn bộ hoặc từng khu vực, phải đóng cửa ở hầu hết các dịch vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của hàng chục triệu lao động.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung  nêu rõ, thực hiện mục tiêu kép với phương châm đề cao tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các địa phương với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, duy trì ổn định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để đứt chuỗi cung ứng sản xuất kinh, doanh và lao động. Nhà nước và các cơ sở công nghiệp đã và đang chấp nhận hy sinh một phần tăng trưởng kinh tế để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân. Các doanh nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất và người lao động đã và đang vượt qua nhiều khó khăn, chấp nhận 3 tại chỗ, sản xuất tại chỗ, ăn ở tại chỗ, cách ly tại chỗ, v.v. để đảm bảo sản xuất, kinh doanh cũng như sức khỏe và an toàn tính mạng.

Trong điều kiện khó khăn đó, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, ban hành rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho người lao động, cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động, như giảm giá điện, nước, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm một số khoản phí, lệ phí, hỗ trợ khẩn cấp người dân, người lao động và chủ sử dụng lao động. Đến nay, theo báo cáo và giám sát của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đã hỗ trợ 168,8 nghìn tỷ đồng cho các lực lượng trên.

Riêng Nghị quyết 42 triển khai gói 62.000 tỷ năm 2020 là gói hỗ trợ được thực hiện trong thời điểm chưa có tiền lệ, triển khai trong thời gian gấp, tuy chưa được như mong muốn nhưng qua ngân sách nhà nước và các chính sách chúng ta đã hỗ trợ xấp xỉ 39.000 tỷ cho 14,4 triệu người thụ hưởng, trong đó riêng về ngân sách, tiền mặt hỗ trợ trực tiếp là 13.000 tỷ. Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tổng kết nghị quyết và đề xuất ra các chủ trương, chính sách tiếp theo.

Chính sách đúng hướng, đúng đối tượng, thiết thực, dễ triển khai, dễ tiếp cận

Trong đợt dịch lần thứ tư, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền và Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội kịp thời ban hành Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm 

Qua triển khai đến nay đúng 15 ngày cho thấy, việc ban hành 12 chính sách trong Nghị quyết 68 và Quyết định 23 là kịp thời, đúng và trúng đối tượng, nhìn chung thông thoáng về hồ sơ, về thủ tục rút ngắn về thời gian. Giảm 2/3 thủ tục và rút ngắn 2/3 thời gian như Nghị quyết 42. Thậm chí có những chính sách không cần yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động cung cấp hồ sơ bởi đã cập nhật trên cơ sở dữ liệu

Báo cáo một số kết quả sau 15 ngày triển khai gói chính sách mới, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ: 63/63 địa phương đã ban hành kế hoạch, chủ trương và đang triển khai nghị quyết, nhiều địa phương đạt kết quả cao. Nhóm chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đã hoàn thành rà soát, hỗ trợ cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động, với kinh phí là 4.300 tỷ đồng, hỗ trợ cho 11 triệu người lao động được thụ hưởng. Chính sách thứ nhất đã hoàn thành.

Hỗ trợ kịp thời tiền ăn cho tất cả những người điều trị F0 và cách ly F1, 52.081 người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương tại 5.922 doanh nghiệp đã được hưởng chính sách, 5.500 hộ sản xuất kinh doanh được nhận tiền hỗ trợ. Ngân hàng nhà nước đã triển khai tái cấp vốn. Qua 1 tuần triển khai, đã có 62 người sử dụng lao động đăng ký và giải ngân 50,4 tỷ đồng, hỗ trợ trong 13.577 lao động, gấp 10 lần gói 62.000 tỷ.

Đặc biệt, chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (gọi chung là lao động tự do) là đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất, sâu nhất nhưng cũng khó triển khai nhất. Do đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đề cao tính linh hoạt, sáng tạo và phân quyền mạnh cho các địa phương xem xét, quyết định vấn đề này. Đến nay, chính sách này được triển khai nhanh, có hiệu quả, nhất là các địa phương phải dán cách xã hội. Tất cả lực lượng lao động bán vé số dạo từ Đà Nẵng đến Cà Mau với 100.000 người đã được các địa phương xem xét đã và đang triển khai hỗ trợ. Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã ban hành và thường xuyên cập nhật, bổ sung đối tượng lao động tự do để được hưởng chính sách.

Bên cạnh triển khai các chính sách hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã biểu dương lãnh đạo Tp.Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội, ngành lao động và cán bộ, đảng viên ở cơ sở Tp.Hồ Chí Minh trong điều kiện giãn cách đã khắc phục khó khăn, ngày và đêm, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo. Trong 15 ngày đã đến, từng nhà gặp gỡ từng đối tượng trực tiếp hỗ trợ cho 284.465 người lao động tự do đạt kết quả 100% đối tượng được thụ hưởng với 426 tỷ đồng.

Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ cập nhật từng ngày, từng trường hợp, từng kết quả được hỗ trợ toàn quốc trên Cổng Thông tin dịch vụ quốc gia và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, các chính sách ban hành thời gian qua, nhất là gói Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đang được triển khai đúng hướng, thiết thực, đúng đối tượng, dễ triển khai. Đối tượng thụ hưởng đang dễ dàng tiếp cận chính sách hơn.

Càng khó khăn càng phải quan tâm an sinh xã hội

Các đại biểu tại phiên thảo luận toàn thể hội trường

Báo cáo một số việc tập trung trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu rõ: Thứ nhất, Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch sớm tham mưu, tổng kết toàn diện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 để điều chỉnh, bổ sung các chính sách mới cho kịp thời.

Thứ hai, với phương châm càng khó khăn, càng phải quan tâm an sinh phúc lợi, chính sách xã hội, không hy sinh tiến bộ công bằng, xã hội để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần, như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thứ ba, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách người có công với cách mạng, nhất là các chính sách trợ cấp phụ cấp theo Nghị định 75 mà Thủ tướng Chính phủ đã ký ngày 24/7/2021. Đồng thời triển khai Quyết định 1142 của Chủ tịch nước về trao quà tới 1,5 triệu người có công nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ. Đồng thời, cũng tập trung huy động nguồn lực xã hội để chăm lo tốt hơn đời sống người có công với cách mạng.

Thứ tư, hoàn thiện và triển khai ngay các chính sách giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết và các chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội và an ninh con người.../.

Q.H

Lượt người xem:  Views:   115
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by