Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thời sự xã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thời sự xã hội
Thứ 6, Ngày 23/10/2020, 15:00
Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống HIV/AIDS
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/10/2020 | P.H

(TUAG)- Sáng ngày 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

 QH-BYT-thanh-long.jpg

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Thay mặt cho cơ quan soạn thảo và thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảm ơn và tiếp thu tối đa những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội.

Luật HIV/AIDS ra đời năm 2006 và Việt Nam là nước thứ 2 ở châu Á được ban hành Luật này. Luật HIV/AIDS nă 2006 được đánh giá là hết sức tiến bộ với những quy định đã tạo hành lang pháp lý, thuận lợi để triển khai tất cả những hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS hết sức thành công, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việc sửa đổi Luật lần này tập trung vào một số vấn đề mang tính chuyên môn kỹ thuật và tăng sự tiếp cận đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS ở một số đối tượng sao cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học.

Làm rõ về nghĩa vụ thông báo kết quả HIV/AIDS, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS có tăng thêm nhóm phải buộc thông báo kết quả đối với người có quan hệ tình dục cũng như người chuẩn bị kết hôn theo quy định của pháp luật có liên quan. Theo báo cáo của Bộ Y tế, số lượng người nhiễm HIV qua quan hệ tình dục tăng từ 40% vào năm 2011 đến 70% vào năm 2019. Chính vì vậy, quy định trên sẽ phù hợp và tăng cường hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới.

Vấn đề tiếp cận thông tin đối với người nhiễm HIV, theo quy định của Luật HIV/AIDS năm 2006, người nhiễm HIV được quyền giấu tên và vô danh. Cho đến thời điểm hiện nay, khi triển khai vấn đề này, chúng tôi thấy rất nhiều những bất cập. Theo báo cáo thống kê tới 25% những trường hợp xét nghiệm HIV dương tính nhưng không được thông báo và không biết được địa chỉ ở đâu, gây khó khăn cho cơ quan quản lý, cho vấn đề triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Thực tế trong thời gian qua, chúng ta phòng, chống dịch COVID-19 rất thành công, bởi vì chúng ta biết được nguồn lây, biết được khu vực và biết được địa điểm để chúng ta có thể triển khai các biện pháp phòng chống.

Về việc tiếp cận thông tin đối với người nhiễm HIV/AIDS, thực tế, Bộ Y tế đã có quy định rất cụ thể trong vấn đề ai được tiếp cận, thông tin nào được tiếp cận và thông tin đó được sử dụng cho mục đích gì. Còn về việc xét nghiệm đối với phụ nữ mang thai, có thể nói, đây là một chính sách hết sức nhân văn và ý nghĩa. Trước đây, khi 100 bà mẹ mang thai dương tính với HIV/AIDS mà chúng ta chưa xét nghiệm hoặc chưa có phương pháp điều trị thì có tới 35 cháu sinh ra bị dương tính. Nhưng sau khi chúng ta triển khai các chương trình xét nghiệm cũng như vấn đề về điều trị thì con số này giảm một cách rõ rệt, có thể dự phòng được cho khoảng 99,5% các cháu sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV không bị dương tính. Tuy nhiên, do những hạn chế về nguồn lực cho nên trong thời gian qua chúng ta chưa triển khai được việc này một cách rộng khắp. Chúng ta phải nhờ vào nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cũng như huy động sự đóng góp của cộng đồng. Bộ Y tế nghiên cứu và xin đề nghị Quốc hội cho phép sửa trong Luật là đối với tất cả những phụ nữ mang thai có thẻ bảo hiểm y tế thì được Bảo hiểm y tế thanh toán khi xét nghiệm HIV/AIDS. Hiện nay, chúng ta có khoảng 90% người dân đã có thẻ bảo hiểm y tế, số 10% còn lại cũng như phần đồng chi trả sẽ do ngân sách nhà nước chi trả. Như vậy, chúng ta đảm bảo được 100% phụ nữ mang thai sẽ được miễn phí trong việc xét nghiệm HIV, đảm bảo tính công bằng cũng như tiếp cận đối với việc dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

Đề cập về việc xử ly người nhiễm HIV/AIDS cố tình lây bệnh cho người khác, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình cũng đã có quy định xử lý những người nhiễm HIV/AIDS cố ý làm lây truyền bệnh cho người khác, cho nên cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra xin đề nghị bổ sung vào trong dự án Luật. Về phía Bộ Y tế xin được tiếp thu tối đa các ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý cho điều này.

QH-thao-luan-ngay-23.jpg 

Do những thay đổi về xã hội cũng như những vấn đề về quan hệ tình dục đang xảy ra đối với trẻ vị thành niên, có thể nói rằng, số trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm đang tăng lên. Theo như thống kê của Tổng cục Dân số, hằng năm trung bình có khoảng 250.000 cho đến 300.000 ca nạo phá thai, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên từ 15 đến 19 tuổi. Còn theo Bộ Y tế thống kê, số người nhiễm HIV trong nhóm từ 15 đến 16 tuổi tăng gấp 3 lần so với trước đây. Tham khảo thêm các kinh nghiệm của quốc tế, đặc biệt khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và nhiều nước quy định, Bộ Y tế xin đề xuất giảm độ tuổi xét nghiệm từ 16 xuống 15 tuổi.

Trong quy định của Luật đề cập rất rõ là khi xét nghiệm HIV/AIDS mà có kết quả dương tính thì cơ quan y tế có trách nhiệm phải thông báo kết quả xét nghiệm cho bố, mẹ hoặc là cho người giám hộ đối với tất cả các trẻ từ 18 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, đa phần các cháu trong độ tuổi này cũng không có báo cáo hay là không nói với cha mẹ là đi xét nghiệm. Về việc thông tin tuyên truyền, trong quy định của Luật HIV/AIDS năm 2006 đã quy định rất rõ là thông tin tuyên truyền được tiếp cận đối với tất cả các đối tượng. Tuy nhiên, Bộ Y tế xin bổ sung thêm một số những đối tượng cần phải được ưu tiên trong vấn đề về tuyên truyền, ví dụ như là nam giới quan hệ tình dục đồng giới và một số những nhóm đối tượng khác. Bộ Y tế xin được tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về kỹ thuật luật pháp cũng như chỉnh sửa lại cho phù hợp trong bản dự thảo tới đây sẽ trình Quốc hội.

Đối với quy định của Luật Bảo hiểm y tế cũng như khám bệnh, chữa bệnh quy định bắt buộc phải cung cấp tên, tuổi, địa chỉ cũng như thông tin của người nhiễm HIV để triển khai các hoạt động phòng chống. Vì vậy, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế kiến nghị bổ sung một số đối tượng được tiếp cận thông tin đối với người nhiễm HIV nhưng vẫn phải đảm bảo tính bí mật theo quy định tại Điều 8, Điều 30 của Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006.

Đề cập Quỹ hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Đây cũng là một chính sách nhân văn. Tuy nhiên, từ khi có quỹ đến nay, chúng ta đã cố gắng huy động được sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhưng sự huy động không được nhiều. Tổng huy động qua 12 năm cho đến thời điểm hiện nay mới được khoảng 5,7 tỷ và những năm tiếp theo có thể sự huy động này càng ngày càng khó khăn hơn. Nội dung hỗ trợ của Quỹ chủ yếu tập trung hỗ trợ liên quan đến điều trị và cho đến thời điểm hiện nay, các chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ và bao phủ được cho lĩnh vực này. Vì vậy, trong thời điểm hiện nay có thể dừng hoạt động của quỹ, còn sau này, khi Bộ Y tế trình dự thảo Luật Phòng bệnh sẽ đưa vào một quỹ chung.  Trong đó, có quỹ về phòng bệnh cũng như quỹ về phòng, chống HIV/AIDS để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong vấn đề quản lý quỹ.

Với một số những ý kiến được báo cáo, làm rõ thêm, thay mặt cho cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long xin được tiếp thu đầy đủ tất cả ý kiến của các đại biểu Quốc hội./.

P.N

Lượt người xem:  Views:   109
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by