Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thể thao - Du lịch

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thể thao - Du lịch
Thứ 4, Ngày 28/10/2020, 17:00
Du lịch An Giang nỗ lực vượt qua thách thức
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/10/2020 | Admin

(TUAG)- ​Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2015 – 2020) xác định du lịch là một trong hai ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để cụ thể hóa nghị quyết, trong nhiệm kỳ qua, ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã huy động nhiều nguồn lực đưa lĩnh vực du lịch An Giang có sự chuyển biến tích cực, số lượng du khách cũng như doanh thu từ hoạt động du lịch đều tăng nhanh hàng năm.

Nếu như năm 2015, An Giang đón 6,2 triệu lượt khách, doanh thu 1.500 tỷ đồng thì đến năm 2019 tăng lên 9,2 triệu lượt khách, doanh thu 5.500 tỷ đồng. Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng toàn tỉnh cũng đã đón hơn 4,1 triệu lượt du khách, doanh thu trên 2.500 tỷ đồng.

NGON-DOI-HUYEN-THOAI-2.jpg

Điểm nổi bật trong thời gian qua là đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 59 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, từ đó đã thu hút 26 dự án với tổng mức đầu tư hơn 6.486 tỷ đồng; các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp; hệ thống giao thông ngày càng thông thoáng và mở rộng; hạ tầng thông tin phục vụ du lịch thường xuyên được nâng cấp, phủ sóng trên diện rộng tại các khu, điểm du lịch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch luôn được quan tâm, đã tổ chức trên 80 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực du lịch cho trên 4.000 lượt người. Các lớp đào tạo, tập huấn góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về hoạt động du lịch; cải thiện tay nghề, chuyên môn cho nguồn nhân lực làm dịch vụ, du lịch, góp phần tạo thêm sự hài lòng đối với du khách.

Số lượng cơ sở được công nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch tăng 32 đơn vị so với năm 2015; đã cấp phép 13 công ty lữ hành, 220 thẻ hướng dẫn viên du lịch, 4 Biển hiệu đạt chuẩn kinh doanh dịch vụ du lịch; công nhận hạng sao 53 cơ sở lưu trú du lịch và công nhận 4 khu, điểm du lịch: Khu du lịch quốc gia Núi Sam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; khu du lịch Núi Cấm do UBND tỉnh công nhận; điểm du lịch Đồi Tức Dụp và điểm du lịch Rừng tràm Trà Sư do UBND tỉnh công nhận. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang trên các kênh truyền thông đại chúng được thực hiện thường xuyên; mở rộng hợp tác, phát triển du lịch với nhiều tỉnh, thành trên cả nước...

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch hiện vẫn còn không ít khó khăn, thách thức: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú còn mang tính nhỏ lẻ, rời rạc, thiếu những khu vui chơi, giải trí có tầm vóc, các trung tâm mua sắm hiện đại; nguồn nhân lực du lịch hiện nay vẫn còn thiếu, đội ngũ cán bộ cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm; chất lượng đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp du lịch chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định và tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp; sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các điểm đến chưa phong phú, chưa đảm bảo chất lượng đồng nhất, chưa thể hiện tính chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ.

Toan-canh-lam-vien.jpg

Cùng với du lịch cả nước, du lịch An Giang vừa khởi sắc với nhiều tín hiệu khá lạc quan thì dịch COVID-19 tái bùng phát trong cộng đồng với số ca nhiễm vượt ngưỡng 1.000 ca, mức độ lây nhiễm cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Dựa vào số liệu chi tiêu bình quân của khách du lịch và lượng khách  giảm, ước tính trong 6 tháng đầu năm, lượng khách đã giảm 41%, du lịch An Giang thiệt hại gần 1.600 tỷ đồng. Đặc biệt, những diễn biến mới của dịch bệnh ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Hà Nội đã tác động đến tâm lý khách du lịch và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng, lữ hành - vận chuyển, điểm tham quan, vui chơi giải trí…. Không chỉ đối mặt với những thiệt hại về kinh tế, các doanh nghiệp du lịch của tỉnh hiện nay còn đối mặt với gánh nặng chi phí hoạt động doanh nghiệp, áp lực duy trì đội ngũ nhân lực.

Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp, ngành VHTTDL tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức như: Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận các chính sách ưu đãi, giảm thiểu thiệt hại do dịch COVID-19 như: Miễn, giảm, hoãn, giãn các khoản thuế, phí cho doanh nghiệp và người lao động; Hỗ trợ đăng ký cho các doanh nghiệp thực hiện thủ tục được áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ; Hỗ trợ miễn giảm một phần chi phí trong phạm vi quản lý ngành... Song song đó, ngành sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm để đưa du lịch An Giang vượt qua khó khăn, tạo động lực thúc đẩy du lịch khởi động trở lại khi tình hình dịch bệnh ổn định:

Ngay khi dịch được kiểm soát, ngành sẽ triển khai Chương trình kích cầu du lịch trong khu vực thông qua Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực ĐBSCL; khuyến khích doanh nghiệp du lịch xây dựng các gói sản phẩm kích cầu du lịch phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách du lịch để đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông với nhiều hình thức, tăng cường quảng bá trực tuyến trên các kênh có tính tương tác cao, lan truyền nhanh (Facebook, Instagram, Twitter, Youtube…), tạo hiệu ứng, thu hút khách tham quan, khám phá, trải nghiệm cùng du lịch An Giang. Trong đó, chú trọng chất lượng nội dung, thông điệp truyền thông về " An Giang - Điểm đến an toàn, thân thiện".

Rungtram-Tra-Su.jpg

Tổ chức hội nghị quảng bá giới thiệu chương trình kích cầu du lịch; giới thiệu bộ nhận dạng du lịch, sản phẩm du lịch và các sự kiện nổi bật, các dự án đầu tư và chính sách hỗ trợ lĩnh vực du lịch; chương trình giao lưu, ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp vào  thời  gian thích hợp.

Thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện, tiềm năng du lịch và thị hiếu du khách; đặc biệt hướng đến những dòng sản phẩm nghỉ dưỡng, bảo đảm công tác phòng, chống dịch an toàn và tổ chức quy mô nhỏ với những nhóm khách đến từ địa phương không có dịch.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối các khu du lịch, điểm du lịch phục vụ nhu cầu khách du lịch và thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển mạnh hạ tầng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí… phục vụ, giữ chân khách du lịch...

Với các giải pháp đồng bộ về đầu tư cơ sở hạ tầng, kích cầu du lịch, truyền thông điểm đến, đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng sản phẩm du lịch... sẽ góp phần tạo thêm nền tảng, động lực để du lịch An Giang vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

 

NGUYỄN KHÁNH HIỆP

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lượt người xem:  Views:   2992
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by