Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 5, Ngày 08/12/2022, 09:45
An Giang phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/12/2022 | Hạnh Châu

(TUAG)- Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn", An Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn khởi sắc. Đời sống nông dân ngày càng phát triển, tăng niềm tin của nhân dân vào các tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị.

Nhiều kết quả nổi bật

Kết quả nổi bật, tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu ở nông thôn cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Nếu như trước khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới An Giang có đến 108/120 xã nông thôn đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 90%). Qua 10 năm nỗ lực thực hiện chương trình NTM, đến năm nay tỉnh có 3/11 đơn vị cấp huyện (huyện Thoại Sơn, TP. Châu Đốc, TP. Long Xuyên) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/đạt chuẩn huyện nông thôn mới, có 61/119 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (đạt tỷ lệ 51,2%). Toàn tỉnh có 17 xã nông thôn mới nâng cao; có 6 ấp nông thôn mới; không còn xã dưới 9 tiêu chí.

 Nong-nghiep-nongthon-ag-1.JPG

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng trao bằng công nhận xã nông thôn mới cho xã Mỹ An (huyện Chợ Mới).

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Sĩ Lâm: Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng, là bệ đỡ quan trọng giúp kinh tế An Giang vượt qua khó khăn, nhất là trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới 2008-2013 và tình hình dịch bệnh COVID-19. Giai đoạn 2008 - 2020 tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh khoảng 3%/năm, chưa đạt theo mục tiêu đề ra; nhưng trong từng giai đoạn ngắn hạn, nông nghiệp vẫn có mức tăng trưởng hợp lý và từng bước chuyển dần từ sản xuất theo chiều rộng sang chiều sâu.

Ngành nông nghiệp đã duy trì phát triển ổn định nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn; hàng hóa là lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái đã trở thành ngành hàng sản xuất lớn của tỉnh. Ngoài việc đảm nhiệm vai trò an ninh lương thực còn xuất khẩu mang về giá trị kim ngạch lớn. Đến cuối năm 2020, diện tích lúa gieo trồng đạt hơn 637 ngàn ha (tăng gần 73 ngàn ha so năm 2008), sản lượng lúa đạt 4,014 triệu tấn (tăng 490 ngàn tấn).

9 tháng năm 2022 diện tích gieo trồng gần 490 ngàn ha (giảm do chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm, tạm ngưng sản xuất vụ hè thu 2022, chuyển sang trồng màu dài ngày...). Sản lượng lúa gần 3,043 triệu tấn. Trong cơ cấu giống lúa, tỷ lệ lúa chất lượng cao và lúa thơm cũng tăng dần qua từng năm, đến nay đã chiếm hơn 75% diện tích sản xuất. Bên cạnh đó, những năm gần đây tỉnh thực hiện chủ trương phát triển du lịch sinh thái và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên diện tích cây ăn trái tăng hơn 9.000 ha (năm 2020 đạt 17,43 ngàn ha, hiện có gần 21,3 ngàn ha), chủ yếu là tăng diện tích trồng xoài, sản lượng đạt 176,7 ngàn tấn.

11 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ thu đông 58.401ha/152.900 ha lúa, năng suất bình quân đạt 5,84 tấn/ha. Rau màu thu hoạch 9.823ha/13.421 ha, gồm rau dưa các loại… Vụ đông xuân 2022 - 2023 xuống giống lúa 6.432ha/228.527 ha kế hoạch (đạt 2,78%  kế hoạch), rau màu đã xuống giống 983ha/16.775 ha kế hoạch, đạt 5,88%.

Thách thức đan xen

UBND tỉnh cho biết: Công tác chăm lo cho an sinh xã hội được chú trọng với nguồn lực đầu tư từ ngân sách ngày càng tăng lên. Từ đó đời sống của nông dân từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, trình độ lao động được nâng lên. Dân cư nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ, chính sách an sinh xã hội. Từ đó, người dân có điều kiện chủ động tham gia, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của để cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.

 Nong-nghiep-nongthon-ag-3.jpg

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số tồn tại cần tháo gỡ: Nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tăng trưởng nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp chậm, sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khó khăn, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ 4.0… hạn chế. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều. Các trục giao thông chính, tuyến đường tránh, tuyến cao tốc, một số cầu lớn đang trong quá trình hình thành...

Từ tư duy "Sản xuất nông nghiệp" sang "Kinh tế nông nghiệp"

Thời gian tới, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được Chính phủ quan tâm đầu tư, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi vào thực tiễn với quan điểm chung lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Theo đó, các cơ chế chính sách sẽ tập trung tạo điều kiện để sản xuất phát triển.

Nhằm khắc phục hạn chế, đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp chính xác, nông nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới sang giai đoạn nâng chất; nâng cao trình độ, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân tiến đến làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện Thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và Kế hoạch 09-KH/TW của Bộ Chính trị về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Nong-nghiep-nongthon-ag-2.JPG

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn khởi sắc

Tỉnh hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch…tạo tiền đề triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp.

Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi từ tư duy "Sản xuất nông nghiệp" sang "Kinh tế nông nghiệp". Nông dân có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng các xã nông thôn mới có kinh tế - xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch. Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tin rằng với nhiều giải pháp đồng bộ, sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   1031
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by