Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 2, Ngày 28/06/2021, 15:00
Nông nghiệp An Giang cần hướng đến mục tiêu chuyển đổi số
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/06/2021 | Công Mạo

(TUAG)- Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang về định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo của tỉnh vào ngày 28/6, tại An Giang.

BoNN-Hoan-lamviec-ag-1.JPG

Quang cảnh buổi làm việc

 BoNN-Hoan-lamviec-ag-2.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và định hướng phát triển ngành nông nghiệp An Giang trong thời gian tới

  BoNN-Hoan-lamviec-ag-3.JPG

Lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời phát biểu tại buổi làm việc

 BoNN-Hoan-lamviec-ag-4.JPG

Bộ Trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc

 BoNN-Hoan-lamviec-ag-5.JPG

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang phát biểu tại buổi làm việc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, ngành nông nghiệp An Giang nói riêng và cả nước nói chung đang đứng trước “3 biến” đó là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của khách hàng. Do đó, sản xuất nông nghiệp luôn bị động, thiếu sự kết nối thông qua hệ thống dữ liệu số, dẫn đến “mù mờ” về thông tin. Người sản xuất thiếu thông tin về thị trường, thị trường thiếu thông tin về sản xuất khiến mối liên kết cung cầu bị “đứt gãy”.

Chính sự bất cân xứng thông tin thị trường, kết nối cung - cầu chưa chặt chẽ dẫn đến điệp khúc “được mùa rớt giá”, hay đâu đó lại xuất hiện việc "giải cứu nông sản". Không chỉ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, câu chuyện "giải cứu" mới được nhắc đến như vừa qua, mà đây là vấn đề có tính chu kỳ, là quy luật tất yếu của việc sản xuất không gắn với thị trường, như chuyện “giải cứu” hành tím Sóc Trăng; khoai lang tím Vĩnh Long; cá tra, xoài ở đồng bằng sông Cửu Long,…

Người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam khẳng định, đã đến lúc An Giang phải bắt tay ngay vào chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bắt đầu từ việc xây dựng và hình thành các mã vùng trồng cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như cá tra, lúa gạo, xoài, rau màu,… xem đây là một cuộc cách mạng nhằm thay đổi tư duy của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nếu không sẽ lỡ nhịp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, An Giang cần thực hiện chuyển đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp” (tư duy sản sản lượng sang tư duy chất lượng) để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho các sản phẩm nông nghiệp, ban đầu có thể không nhiều, nhưng chất lượng hơn; về lâu dài, khi có thương hiệu, lợi nhuận sẽ cao hơn, chi phí sản xuất thấp và bảo vệ môi trường, từ đó, hướng đến phát triển nền nông nghiệp dựa trên hệ sinh thái bền vững, vì sức khỏe cộng đồng, giải quyết được ổn thỏa bài toán sản xuất và thích ứng.

“Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại ngành nông nghiệp không đơn thuần là phân bổ, điều chuyển quy mô, tăng giảm nội ngành mà đó là quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất, thay đổi tư duy lẫn phương thức sản xuất. Chuyển từ phát triển dựa vào doanh nghiệp dẫn đầu sang kết hợp doanh nghiệp dẫn đầu và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Chú trọng tạo dựng và phát triển đa dạng hệ sinh thái; chuyển từ sản xuất đơn ngành sang sản xuất đa ngành, với mục tiêu “mình bán những gì khách hàng cần, chứ không phải bán những gì mình có” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích.

Bên cạnh đó, phải nâng cao, chuyển đổi nhận thức từ chính quyền đến người dân, xem nông nghiệp là một nghề. Trong đó, chính quyền không chỉ hô hào người nông dân sản xuất, mà cần tổ chức lại đời sống nông thôn, gợi mở, giúp người nông dân tiếp cận thị trường, phương thức canh tác mới, cũng như áp dụng khoa học công nghệ,... thông qua các chương trình khuyến nông, thay vì chỉ là tư duy sản xuất thuần túy như trước đây. Song song đó, chúng ta phải kích hoạt, kết nối đầu ra nông sản, cả nông sản tươi và nông sản chế biến, như vậy mới định hướng được sản xuất từ khâu đầu vào đến tiêu thị, mang lại lợi nhuận thiết thực cho người nông dân.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, An Giang đã làm khá tốt ở khâu liên kết giữa người sản xuất, hợp tác xã thông qua việc ký kết các hợp đồng để đưa nông sản ra thị trường. Nhưng để bền vững hơn, tránh rủi ro mùa vụ, cần phải phải chuyển từ chuỗi liên kết sang chuỗi giá trị, đích đến là thị trường và người tiêu dùng.

Ngoài ra, An Giang cần quan tâm công tác dự báo thị trường, chú trọng kết hợp phát triển thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa; trao quyền, khuyến khích, hỗ trợ các mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp của người nông dân, các tổ liên kết, hay doanh nghiệp, hợp tác xã,…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư, trong giai đoạn 2016 - 2020, An Giang đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều chương trình, đề án lớn: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau màu và cây ăn trái; Chương trình Phát triển thủy sản bền vững,… quá đó duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 của ngành nông nghiệp ở mức 2,86%; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân năm 2020 là 192 triệu/ha (tăng 72 triệu so với năm 2015); thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 49 triệu/người/năm.

An Giang từng bước hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Cá tra (Long Xuyên, Châu Phú, Tân Châu, Châu Thành…), trái cây (Tri Tôn, Chợ Mới, Tịnh Biên, An Phú…), rau màu (Châu Phú, Chợ Mới, An Phú, Long Xuyên, Châu Đốc…), lúa nếp (Phú Tân, Châu Phú) gắn với liên kết, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản, đảm bảo chất lượng và nhu cầu thị trường. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, trái cây; giảm lúa; công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến; các tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP,… được tăng cường áp dụng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng thừa nhận, hiện nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp chưa cao và chưa đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhìn chung vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán; sự liên kết và hợp tác còn yếu và thiếu bền vững, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều nông sản còn thấp; dễ bị “tổn thương” trước tác động của thiên nhiên; công tác dự báo chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp; tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đang diễn ra chậm, năng suất lao động trong nông nghiệp còn rất thấp, giá cả nông sản nhất là giá lúa và giá cá tra luôn bấp bênh,...

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang khẳng định, với nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, thời gian tới, nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” nền kinh tế của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia vững chắc trong mọi tình huống.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có cơ chế, chính sách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp như vấn đề hạn điền, thị trường tiêu thụ; đầu tư phát triển hạ tầng logistics trong phát triển nông nghiệp ở An Giang và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời cam kết, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến An Giang đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh. Qua đó, tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển nền nông nghiệp của tỉnh xứng tầm với vai trò một trong những trụ cột của nền kinh tế tỉnh./.

Công Mạo

Lượt người xem:  Views:   1474
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by