Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 2, Ngày 19/10/2020, 15:00
DDCI An Giang: Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/10/2020 | Hạnh Châu

​(TUAG)- An Giang đang đẩy mạnh thực hiện DDCI: Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương. Bộ chỉ số DDCI An Giang có 10 chỉ số tổng hợp từ 85 chỉ tiêu ở các lĩnh vực quản lý điều hành kinh tế.

Hop-tac-dau-tu-1.jpg

 Đó là các chỉ số: Chi phí gia nhập thị trường; khả năng tiếp cận đất đai và địa điểm kinh doanh; chất lượng lịch vụ công trong cấp phép và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra; tính năng động, tiên phong của lãnh đạo huyện; hiệu quả của công tác đối thoại và trách nhiệm giải trình; minh bạch thông tin và đối xử công bằng; hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, chất lượng dịch vụ công và hiệu quả của bộ phận một cửa; hiệu quả hoạt động hỗ trợ kinh doanh; chi phí không chính thức; hiệu quả của công tác an ninh trật tự đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn.

 Bộ chỉ số nhằm mục tiêu xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện và cầu thị với cộng đồng doanh nghiệp; xây dựng công cụ hiệu quả để giám sát và chỉ đạo cải thiện chất lượng điều hành đối với các sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố; hỗ trợ lãnh đạo các sở ngành các huyện, thị xã, thành phố cải thiện hiệu quả hoạt động của đơn vị, hướng tới tạo sự cạnh tranh, thi đua lành mạnh giữa các sở ngành và huyện, thị xã, thành phố. Cải thiện hiệu quả của đơn vị mình, nhận diện rõ những điểm mạnh cần phát huy và các điểm yếu cần khắc phục.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang: DDCI là công cụ tổng hợp tiếng nói của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đến gần hơn với các Sở, ban ngành và lãnh đạo địa phương một cách hệ thống, có sự đối chiếu nhất định. Từ đó có sự đánh giá, điều chỉnh thích hợp, nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh tốt hơn.

DDCI là bước đột phá trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách đồng bộ, bền vững; đáp ứng đầy đủ nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang một cách bền vững.

Với slogan: "DDCI vì một An Giang bức phá và phát triển bền vững", thời gian qua An Giang cũng là một trong những tỉnh có nhiều hành động thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh một cách thực chất. Tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh theo quan điểm của Chính phủ. Qua đó, có nhiều chuyển biến tích cực, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội được quan tâm chỉ đạo và có nhiều tiến bộ, đóng góp vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tuy nhiên, An Giang vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết những tiềm năng để có thể bứt phá và phát triển.

Hop-tac-dau-tu-2.jpg

Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, chất lượng dịch vụ công và hiệu quả của bộ phận một cửa

Trong các buổi làm việc về kinh tế-xã hội, công tác điều hành, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình từng nhấn mạnh: Để có thể bứt phá vươn lên mạnh mẽ, phát triển bền vững, An Giang cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trưởng kinh doanh và đầu tư, đổi mới sáng tạo trong thu hút đầu tư phát triển, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thực trạng này đặt ra các vấn đề cần giải quyết đối với An Giang.

Để tận dụng tối đa tiềm năng, đưa địa phương tiếp tục phát triển, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, khuyến khích sự phát triển của khối hộ kinh doanh và hợp tác xã thì nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung quan trọng. Bởi vì doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã... cũng là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ sở sản xuất kinh doanh tại tỉnh An Giang. Các cơ sở sản xuất kinh doanh này một mặt góp phần gia tăng giá trị GRDP của tỉnh. Mặt khác đây cũng chính là các tác nhân chính tạo công ăn việc làm cho người dân, trong đó có một tỷ lệ lớn các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội như phụ nữ, dân tộc thiểu số…

Tỉnh An Giang đã thực sự bắt tay vào đánh giá môi trường kinh doanh của tỉnh một cách sâu sắc hơn nhằm mục đích đánh giá tính sáng tạo và kết quả điều hành của các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Từ đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang. Đây được coi như một bước đi mạnh mẽ và nỗ lực cải cách của tỉnh An Giang hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh một cách toàn diện. Mục tiêu cuối cùng chính là mang lại lợi ích cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, minh bạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất, tăng niềm tin vào hệ thống chính quyền và tăng động lực phát triển kinh tế tại tỉnh.

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   1289
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by