Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
Thứ 5, Ngày 18/11/2021, 14:00
Kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2021)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
18/11/2021 | Quốc Hùng

Vinh quang nghề giáo!

(TUAG)- Tôn sư trọng đạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt. Từ xa xưa cha ông ta đã có câu: "Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy", "Không thầy đố mày làm nên", "Con ơi nhớ lấy lời này/ Ơn cha nghĩa mẹ công thầy chớ quên" hay "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"… điều đó cho thấy, lòng trân trọng, kính yêu của nhân dân ta dành cho các thầy, cô giáo. Bởi lẽ, ai cũng từng là một học trò, cũng từng có những người thầy dạy dỗ, chỉ bảo, truyền đạt cho ta cả kiến thức lẫn kinh nghiệm sống quý báu, nâng bước ta vào đời.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đến thăm, chúc mừng cán bộ, giáo viên tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2021.

Sau khi giành được độc lập, thoát khỏi ách Bắc thuộc, giáo dục nhà trường được tổ chức quy củ, bên cạnh giáo dục dân gian. Các thầy giáo, những danh sư, những nhà yêu nước đã tạo dựng nên truyền thống vẻ vang của nhà giáo, đó là: thầy Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn Đình Chiểu…

Sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ XIX cũng du nhập nền giáo dục tư sản thực dân, thay cho giáo dục nho học, với mục đích của chúng là làm cho dân ngu để dễ cai trị. Song từ nhà trường của thực dân Pháp cũng đã xuất hiện nhiều thầy giáo, học sinh yêu nước, cách mạng, đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mà trước hết đó là thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Và nhiều thầy giáo, học sinh yêu nước, cách mạng như: Trần Phú, Châu Văn Liêm, Võ Văn Tần, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu… đã trở thành những đảng viên Cộng sản, cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, những nhà nghiên cứu khoa học, nhà giáo dục xuất sắc.

Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc, không chỉ có nhiều quan điểm khoa học, cách mạng về giáo dục, đã định hướng, lãnh đạo xây dựng nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Ngay sau khi nước nhà độc lập, yêu cầu của cách mạng ngày càng cao, "việc giành chính quyền đã khó, việc giữ chính quyền lại trăm ngàn lần khó hơn". Vì thế, Người đòi hỏi rất cao đối với ngành giáo dục: "Trên nền tảng giáo dục và chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật". Điều này thể hiện tầm nhìn của Hồ Chí Minh đối với sự vận động và phát triển đất nước, đối với tương lai của một dân tộc độc lập.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Đến nay, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non tăng nhanh, các cơ sở giáo dục đại học được củng cố và phát triển ở khắp các khu dân cư lớn, các vùng, một số tỉnh, thành phố. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tăng mạnh về số lượng, chất lượng và được chuẩn hóa, ngày càng đồng bộ về cơ cấu. Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục - đào tạo được quan tâm đầu tư và từng bước hiện đại hóa. Chất lượng đào tạo đại học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, chúng ta đang tích cực tiến hành một "cuộc cách mạng" về giáo dục với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

bai-viet-tri-an-thay-co.png

Gần 2 năm qua, dịch COVID-19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó ngành giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Nhưng các thầy cô giáo đã khắc phục khó khăn, thách thức để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn - ngay cả khi dịch bệnh ở thời điểm căng thẳng nhất, các thầy cô giáo đã chủ động, linh hoạt chuyển đổi sang phương thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình. Nhiều thầy cô đã sáng tạo tìm mọi cách mày mò, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, để công tác dạy và học duy trì hiệu quả nhất đưa bài học, kiến thức đến với học trò. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành đã tổ chức triển khai kỳ thi THPT quốc gia nghiêm túc, an toàn và đảm bảo yêu cầu chống dịch, được dư luận đánh giá cao.

Giữa bộn bề khó khăn của dịch bệnh, các thầy cô giáo không những dạy trực tuyến cho học sinh, mà còn hăng hái, tình nguyện góp công góp sức vào cuộc chiến chống dịch, không ngại mọi khó khăn, nguy hiểm tham gia các hoạt động thiện nguyện, đồng hành cùng chính quyền, ngành y tế như: tham gia các đội nấu ăn từ thiện, tầm soát bóc tách F0, tiêm vắc-xin, nhập dữ liệu tiêm ngừa, phục vụ các khu cách ly, khu phong toả…

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Với truyền thống tôn sư trọng đạo không bao giờ cũ, dân tộc ta sẽ mãi tri ân chân thành và dành những tình cảm sâu sắc nhất đến những "người anh hùng thầm lặng" đang ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, thắp lửa ước mơ cho biết bao thế hệ học sinh, giúp các em vững bước trên con đường để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Quốc Hùng

Lượt người xem:  Views:   336
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by