Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
Thứ 2, Ngày 07/12/2020, 11:00
An Giang thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/12/2020 | TGAG

(TUAG)- Sau 10 năm triển khai Thông báo kết luận số 242-TB/TW, ngày 25/04/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo (GDĐT) đến năm 2020, đã lan tỏa ra cộng đồng xã hội, tạo sự đồng thuận, sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác GDĐT, những đóng góp tích cực từ các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội.

Thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề được chú trọng chỉ đạo thực hiện nhất quán đối với tất cả các bậc học từ mầm non đến phổ thông; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, chuyển dần sang dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Tăng cường hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, hoạt động xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Thực hiện khá tốt chương trình, kế hoạch GDĐT theo hướng chủ động điều chỉnh nội dung dạy học đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương, đảm bảo dạy đúng, dạy đủ kiến thức để học sinh làm tốt bài thi trong các kỳ thi chung của tỉnh, kỳ thi quốc gia 100% các trường trung học phổ thông (THPT) và hơn 90% các trường trung học cơ sở (THCS) triển khai thực hiện tốt việc xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng tích hợp, liên môn kết hợp giảm tải mạnh các nội dung dạy học. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức trách nhiệm công dân. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp, giáo dục những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc.

Quy mô, mạng lưới trường lớp tiếp tục được quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý, đáp ứng nội dung về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập. Năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 797 trường: 04 nhà trẻ, 192 trường mầm non (15 trường ngoài công lập), 395 trường tiểu học, 155 trường THCS, 51 trường THPT (04 trường ngoài công lập); đến năm học 2019-2020, sắp xếp còn 730 trường học: 03 nhà trẻ, 196 trường mầm non (19 trường ngoài công lập), 322 trường tiểu học (01 trường ngoài công lập), 157 trường THCS (không có trường ngoài công lập), 52 trường THPT (03 trường ngoài công lập).

Năm 2010, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh là 40 trường (chỉ đạt trên 05% so tổng số trường công lập) (Mầm non: 07, Tiểu học: 19, THCS: 08, THPT: 06); đến nay đã có 272 trường/ 706 trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt (chiếm 38.53%) (Mầm non: 74, Tiểu học: 109, THCS: 69, THPT: 20)

Chất lượng công tác phổ cập giáo dục (PCGD) và xoá mù chữ (XMC) trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng ổn định và duy trì. Năm 2010, công tác PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%, PCGD tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,36%, PCGD THCS đạt 96,15%. Đến năm 2019, toàn đạt chuẩn XMC mức độ 1, chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2, chuẩn PCGD THCS mức độ 1.

Với quyết tâm cao, cùng những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, tỉnh đã huy động được sự tham gia của cấp ủy các cấp và sự hỗ trợ nhiệt tình của ban ngành, đoàn thể địa phương, từ đó tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp đã giảm dần qua từng năm. Năm học 2010-2011, tỉ lệ bỏ học bậc Tiểu học là 1,04%, THCS: 4,01%, THPT: 3,96%; đến  năm học 2019-2020, tỉ lệ bỏ học bậc Tiểu học còn 0,18% , THCS 0,72%, THPT 0,36%.

Đội ngũ cơ bản đáp ứng đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Năm học 2010-2011, toàn ngành có 21.630 cán bộ, giáo viên (trong đó có 19.914 giáo viên trực tiếp giảng dạy); 99,75% giáo viên đạt chuẩn (trong đó giáo viên Mầm non trên chuẩn là 14,27%), Tiểu học 74,65%, THCS 60,24%, THPT 5,21%. Năm học 2018-2019, có 25.412 cán bộ, giáo viên, nhân viên (1.684 cán bộ quản lý, 21.185 giáo viên, 2.543 nhân viên). Trong đó, cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn là 100%; cán bộ quản lý trên chuẩn đạt 88,48%, giáo viên trên chuẩn đạt 77,29%.

Triển khai tốt yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa theo quy định của Trung ương. Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục hình thành các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành nghề.... giúp học sinh hiểu được hệ thống nghề nghiệp trong xã hội để chủ động lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với bản thân. Chú trọng hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Tỉnh tiếp tục tạo cơ chế chính sách, ưu đãi thu hút và kêu gọi đầu tư, phát triển trường ngoài công lập, nhất là các trường mầm non tư thục, trường trong khu công nghiệp. Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp GDĐT luôn chiếm ở tỷ trọng cao (chiếm 37%) trong tổng chi ngân sách. Năm 2010, ngân sách đầu tư GDĐT là 975,685 tỷ đồng, đến năm 2019, dự toán thu – chi ngân sách nhà nước được giao cho GDĐT là 5.645 tỷ đồng; ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học năm 2019 là 74.168 triệu đồng. Chính sách học phí, chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đúng quy định chặt chẽ.  


Công tác xã hội hoá giáo dục nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương về các chính sách như giao đất, cho thuê đất, miễn thuế sử dụng đất. Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập và đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là cơ sở giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp. Đến nay, tổng số cơ sở giáo dục ngoài công lập ngành Mầm non là 19 đơn vị, giáo dục phổ thông 04 trường. Công tác xã hội hóa còn thông qua việc vận động mạnh thường quân tham gia và tự nguyện hỗ trợ như: khen thưởng học sinh giỏi, tặng quà cho học sinh nghèo tiếp bước đến trường, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học,...

Trong thời gian tới, phải tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế./.

NGUYỄN ĐĂNG GIAI

 

Lượt người xem:  Views:   324
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by