Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 4, Ngày 08/02/2023, 15:00
55 năm nhìn lại phong trào thanh niên góp phần thắng lợi chiến dịch Mậu Thân năm 1968
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/02/2023

(TUAG)- Trong bối cảnh lịch sử những năm 60 của thế kỷ XX, đất nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa làm nhiệm vụ chiến đấu chống Mỹ - ngụy ở miền Nam, vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam đánh đế quốc Mỹ. Đầu năm 1965, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân Mỹ vào tham chiến ở quy mô lớn ở miền Nam, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Tham vọng của đế quốc Mỹ trong chiến lược "chiến tranh cục bộ" là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng từ 25 đến 30 tháng, với kế hoạch ba giai đoạn, hai cuộc phản công chiến lược, mà giai đoạn ba dự tính là hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực của ta, tiếp tục bình định miền Nam, rút quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ về nước vào cuối năm 1967.

Tet-mau-than-1.jpg

Tại hội nghị chính trị đặt biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào miền Bắc ra sức thi đua lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, tích cực ủng hộ đồng bào miền Nam ruột thịt. Tại hội nghị, Người đã phát động phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt". Xuất phát từ phong trào "Tam bất kì" - "Ba bất kỳ" (1964): "Đi bất kì nơi đâu Tổ quốc cần; Làm bất kì việc gì Tổ quốc giao phó; Vượt qua bất kì khó khăn gian khổ nào để hoàn thành nhiệm vụ" trong thanh niên ở Hà Nội. Tháng 3/1965, Trung ương Đoàn đã chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào "Ba sẵn sàng": "Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần". Phong trào nay đã lan rộng ra các tỉnh, thành phố toàn miền Bắc, miền Trung, trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam thời bấy giờ.

Sau năm 1965, phong trào "Ba sẵn sàng" có thay đổi nội dung phù hợp với thực tế cuộc chiến hơn: "Sẵn sàng chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần". Cùng đồng hành với phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên miền Bắc; tháng 02/1965, Đại hội thanh niên toàn miền Nam phát động phong trào "Năm xung phong": "Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính; xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội". Các phong trào lớn này đã nhanh chống đi vào mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, học tập… Đây là phát súng mở màng cho hàng loạt các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất sau đó; trong đó, có phong trào "Ba đảm đang" trong phụ nữ miền Bắc do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động, phong trào thi đua "Quyết thắng Mỹ xâm lược" do Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (02-06/5/1965) phát động.

Thành công của phong trào "Ba sẵn sàng" ở miền Bắc, phong trào "Năm xung phong" ở miền Nam và các phong trào khác sau đó; đã động viên, khuyến khích tinh thần tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến; góp phần to lớn vào thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ; làm đã đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ", làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Từ ngọn lửa nhiệt huyết của hai phong trào lớn "Ba sẵn sàng" và "Năm xung phong"; một thế hệ thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp, yêu nước, biết hy sinh, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc đã hình thành và ngày càng lớn mạnh; không chỉ có giá trị trong thời kỳ chiến tranh mà vẫn luôn phát huy giá trị trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước thanh bình. Đây chính là cơ sở để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang tổ chức các phong trào hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm kỳ 2017-2022, qua 03 phong trào "Thanh niên tình nguyện", "Tuổi trẻ sáng tạo" và "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc" và 03 chương trình hành động với thanh niên; Đoàn các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; việc xây dựng hình mẫu thanh niên thời đại mới của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; hướng tới hình thành một lớp thanh niên có lý tưởng cách mạng, nếp sống văn hóa, phù hợp với truyền thống dân tộc, xứng đáng là lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp nối truyền thống "Ba sẵn sàng" của thế hệ cha anh là một nội dung hết sức quan trọng của công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi hiện nay. Mặt khác, để thanh niên ngày nay tạo dựng được ý thức trách nhiệm của mình đối với dân tộc, tiếp nối truyền thống "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong"… thì vai trò của các tổ chức Đoàn là vô cùng quan trọng.

DCD-mau-than-68.png

Với khẩu hiệu: "Tuổi trẻ An Giang bản lĩnh, tiên phong, đoàn kết, khát vọng, phát triển" mà Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2022 - 2027) đã đề ra; các tổ chức Đoàn nói chung; đoàn viên, thanh thiếu niên tỉnh An Giang nói riêng tiếp tục thực hiện thắng lợi các phong trào hành động cách mạng của Đoàn; phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo trong việc bảo vệ môi trường, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tóm lại, cách đây 55 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, toàn dân ta ở miền Nam đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đánh vào hầu hết các thành phố, đặc biệt là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, các thị xã, thị trấn, chi khu, quận lỵ, sân bay và căn cứ hậu cần của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn trên toàn chiến trường miền Nam. Chiến dịch Mậu Thân năm 1986 đã gây ra cho đế quốc Mỹ một đòn "choáng váng đột ngột", làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến dự định của chúng; làm rung chuyển không những toàn bộ chiến trường miền Nam - Việt Nam mà còn làm rung chuyển cả Lầu Năm Góc cũng như toàn nước Mỹ. Đó cũng là hồi chuông cuối cùng báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở Việt Nam. Thắng lợi này đã tạo ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; có sự đóng góp rất to lớn của thanh niên, với hai phong trào lớn "Ba sẵn sàng" và "Năm xung phong"; đây cũng khởi nguồn cho các phong trào thi đua yêu nước trong thời điểm này.

Hòa chung không khí hân hoan, phấn khởi chào đón năm mới 2023; chúng ta luôn tự hào về truyền thống của hai phong trào lớn, oai hùng nhất của thanh niên Việt Nam trong thập niên 60 của thế kỉ XX và để lại dư âm cho đến tận ngày nay khi chiến tranh đã lùi xa cách đây 55 năm. Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, đoàn viên, thanh thiếu niên tỉnh An Giang nói riêng tiếp tục khắc ghi những công lao, cống hiến to lớn của thế hệ thanh niên đi trước; ra sức rèn luyện, học tập và làm theo lời Bác dạy; xung kích, tình nguyện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, viết tiếp những trang sử vẻ vang của các phong trào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Bạch Thanh Sang

                                                Học viện Chính trị khu vực IV

Lượt người xem:  Views:   382
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by