Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 6, Ngày 13/01/2023, 10:05
Để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
13/01/2023 | An Bình

(TUAG)- Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thành tựu tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa được thể hiện tập trung trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI. Hai nghị quyết rất quan trọng và đặc sắc này có ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ mới - Thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

 Vui-190-nam.jpg

Cô trò trường Tiểu học Nguyễn Du, TP Long Xuyên chung vui hưởng ứng kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh An Giang. Ảnh Thanh Hùng

Giá trị và tầm cao lý luận của hai Nghị quyết này kết tinh trong hệ thống các quan điểm sau: (1) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là mục tiêu, là động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; (2) Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên; 3) Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái nghĩa tình, trung thực đoàn kết, cần cù sáng tạo; (4) Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế; (5) Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Hơn 20 năm thực hiện các Nghị quyết có giá trị như cương lĩnh này, đặc biệt là Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của BCHTW khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh An Giang đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng.

Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện những quy tắc ứng xử và phổ biến trong cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người An Giang.

Công tác xây dựng văn hóa trong Đảng, trong cơ quan Nhà nước, Mặt trận các đoàn thể được triển khai thực hiện tốt. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Các cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống tương thân tương ái, hoạt động nhân đạo, tương trợ lẫn nhau, xây dựng tình làng nghĩa xóm, chăm lo đối tượng chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ, giúp đỡ người trong khó khăn hoạn nạn, thiên tai, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Các hoạt động văn hóa phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, chú trọng, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ của đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, giữ vững an ninh biên giới, lãnh thổ.

Bênh cạnh những kết quả đạt được, công tác quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa, con người có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, địa phương có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ; chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện. Một số mặt đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, lối sống thực dụng, hưởng thụ vật chất, khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội đã và đang ảnh hưởng không tốt đến giáo dục lý tưởng, đạo đức, nhân cách con người. Môi trường văn hóa gia đình - nhà trường - xã hội có lúc, có nơi chưa lành mạnh. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục con người chưa thường xuyên, chặt chẽ. Môi trường văn hóa gia đình đang biến đổi mạnh mẽ trong cơ chế thị trường, mặt tích cực đan xen với tiêu cực dẫn đến nguy cơ loạn chuẩn giá trị gia đình.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những mặt hạn chế, An Giang tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hoá, con người gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức mẫu mực của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Trong nhận thức và hành động luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa là mục tiêu, động lực và hệ điều tiết của sự phát triển; chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều phải được coi là quan trọng như nhau; khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa. Mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, lấy ấm no, hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; luôn thương yêu, quý trọng con người. Thực hành văn hóa nêu gương trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, giúp dân, có trách nhiệm với dân; phát huy vai trò, sức mạnh của dân trong xây dựng văn hóa mới, con người mới. Mỗi người, nhất là đối với cán bộ, đảng viên ra sức học tập, rèn luyện lối sống thanh tao, trong sạch, giản dị, khiêm nhường, khoan dung độ lượng và phong cách ứng xử rất tinh tế, đầy cảm hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Quan tâm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đi đôi với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chăm lo kiến tạo môi trường và điều kiện cần thiết, thuận lợi để văn hóa thật sự thấm sâu trong tâm lý cộng đồng, vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người. Các cấp ủy, chính quyền có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của Nhân dân. Lồng ghép, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa chính trị, kinh tế, xã hội với phát triển văn hóa. Phát triển con người toàn diện và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để văn hóa thực sự soi đường, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người./.

Sự Thật

Lượt người xem:  Views:   391
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by