Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 3, Ngày 09/11/2021, 10:00
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
09/11/2021 | Quốc Hùng

Chú trọng giáo dục pháp luật đến mọi người dân


(TUAG)- Ngày 9/11/1946, phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Sau khi nước nhà mới tự do được 14 tháng, đã làm thành được bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản Hiến pháp đó còn là một vết tích lịch sử, Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa. (…) Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp". Để ghi dấu sự kiện quan trọng này, Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: "Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội". Từ năm 2013, ngày 9/11 được chọn là Ngày Pháp luật Việt Nam, nhằm nâng cao ý thức của người dân về việc tuân thủ, chấp hành pháp luật, đồng thời phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ngay-phapluatVN.jpg

Ngày 9/11 được coi là một điểm mốc, là sợi chỉ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, qua đó nhắc nhở, giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật để phấn đấu tất cả mỗi ngày trong năm, mọi tổ chức, cá nhân đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Qua hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư khóa IX, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL được nâng lên. Thể chế, chính sách về PBGDPL từng bước được hoàn thiện. Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân có bước chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, công tác PBGDPL vẫn còn hạn chế. Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức công tác PBGDPL. Phương thức, nội dung PBGDPL, việc sử dụng nguồn lực tài chính và huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác PBGDPL chưa thật hiệu quả. Sự phối hợp giữa công tác xây dựng pháp luật, PBGDPL và tổ chức thi hành pháp luật chưa chặt chẽ. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế. Đặc biệt trong thời gian gần đây, đâu đó vẫn còn xảy ra việc làm vi phạm pháp luật, như lan truyền thông tin tiêu cực, sai lệch về dịch Covid-19 trên mạng xã hội, nhiều hành vi ứng xử lệch chuẩn vì những mục đích xấu, lợi ích riêng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức, gây bức xúc cho xã hội; sử dụng mạng internet, mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm trật tự xã hội, buôn bán hàng giả, các loại vật tư y tế, thuốc chữa bệnh không đảm bảo chất lượng…

Để tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong tình hình mới theo Kết luận số 80-KL/TW, ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư khóa XII, trước hết, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác PBGDPL; xác định đây là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội… Kết hợp chặt chẽ công tác PBGDPL với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác PBGDPL. Bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa PBGDPL với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật.

Thứ hai, thực hiện đầy đủ các thể chế, chính sách về PBGDPL hiện hành. Cần tiếp tục đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác PBGDPL. Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… Đồng thời đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về PBGDPL. Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp. Củng cố đội ngũ người làm công tác PBGDPL; có chính sách thích hợp để sử dụng đội ngũ người biết tiếng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện PBGDPL kịp thời, thực chất, hiệu quả.

Thứ ba, triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Mặt trận và đoàn thể nhân dân trong công tác PBGDPL. Nội dung PBGDPL cần bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể. Kịp thời thông tin đầy đủ ngay từ khi soạn thảo các vấn đề có tác động lớn đến xã hội, các vấn đề được xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận cao trong thực thi chính sách, pháp luật.

Thứ tư, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức PBGDPL, bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong công tác PBGDPL; phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng; ưu tiên khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả đối với các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; nâng cao chất lượng các hoạt động đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, các làm hiệu quả gắn với từng chủ đề nội dung, đối tượng. Đổi mới toàn diện công tác PBGDPL trong nhà trường.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, với tinh thần thượng tôn pháp luật lúc này, là mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch Covi-19, nhất là nguyên tắc "5K"; không đăng tải, chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng; phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau... Khó khăn vẫn còn đang phía trước, mọi người dân cần bình tĩnh, không hoang mang nhưng cũng không được chủ quan, mất cảnh giác, cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng với các cấp, các ngành quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

Tinh thần "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" không chỉ được tôn vinh trong Ngày Pháp luật Việt Nam mà phải là nền tảng trong hoạt động của cả hệ thống chính trị, của mọi người dân, dễ trở thành nếp sống văn hóa thường xuyên của mỗi người.

Quốc Hùng

Lượt người xem:  Views:   300
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by