Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 4, Ngày 22/03/2023, 10:00
Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/03/2023 | AG3567

(TUAG)- Là một lĩnh vực quan trọng trên mặt trận tư tưởng - lý luận của Đảng, nên văn học, nghệ thuật (VHNT) cũng là lĩnh vực tập trung chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Chúng xác định đây là “mũi đột phá”, “thọc sâu”, nhằm làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng. Vì thế, bên cạnh việc tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái thù địch trên lĩnh vực VHNT thì việc định hướng xây dựng, phát triển VHNT cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp thiết hiện nay.

Lá Thốt Nốt.jpg

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến VHNT, coi đây là “mặt trận” quan trọng của cách mạng Việt Nam. Từ sự cảm nhận sâu sắc về trách nhiệm của VHNT trước cuộc sống, Người nhận định: “Nhiệm vụ của văn hóa chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của quốc dân, mà cũng phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới” và xác định vai trò “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”. Như vậy, VHNT có khả năng tạo nên nguồn năng lượng tinh thần vô cùng to lớn giúp toàn thể Nhân dân, đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt để giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, đồng thời còn là minh chứng cho tài năng và nhân cách của một dân tộc anh hùng.

Sở dĩ VHNT có thể gánh vác được trọng trách ấy vì VHNT góp phần giáo dục, hoàn thiện con người. Về mặt bản chất, VHNT là sự thể hiện lý tưởng về cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong đời sống tự nhiên và xã hội. Thông qua VHNT, con người thể hiện niềm mong mỏi về sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, cái hoàn thiện, cái lương thiện. Nghĩa là tất cả những mong ước của con người về một cuộc sống an toàn, hạnh phúc, đẹp đẽ đều gửi gắm vào đây. Do vậy, tất cả các loại hình VHNT đạt đến đỉnh cao đều thực hiện được sứ mệnh chủ yếu của mình là góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con người, làm cho con người sống có ý nghĩa hơn, cao đẹp hơn.

Tuy nhiên, sự giáo dục của VHNT không chỉ là giáo dục trong khuôn khổ phạm vi đạo đức, chính trị, pháp luật mà rộng hơn và sâu hơn là sự giáo dục, cảm hóa của chủ nghĩa nhân văn, có khả năng cải biến toàn bộ tinh thần, đạo đức của con người. VHNT không đơn thuần chỉ là truyền tải cái đẹp, giúp con người biết thưởng thức cái đẹp mà còn hướng con người đến cách sống đẹp. Nghĩa là, VHNT có thể giúp con người tự nhận thức chính mình, vượt lên bản thân mình để chia sẻ, cảm thông và có những hành động tốt đẹp vì cộng đồng. Đây chính là sự “thanh lọc” hay khả năng “nhân đạo hóa” của VHNT.

Trong định hướng xây dựng, phát triển VHNT hiện nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “VHNT là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”. Vì vậy, vai trò của văn hóa nghệ thuật không chỉ ở trong nhận thức mà phải được hiện thực hóa để trở thành động lực, sức mạnh nội sinh thực sự của con người. VHNT phải được sử dụng như một vũ khí đặc biệt để đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, thanh lọc, giành lấy những phần tươi sáng, tốt đẹp của cuộc sống, con người. Thứ vũ khí sắc bén nếu không được mài sáng, phát huy thì cũng chỉ như lý luận suông mà thôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Văn hóa phải thiết thực phục vụ Nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục”. VHNT luôn cần phải phát huy tác dụng đặc biệt quan trọng, to lớn của nó trong cuộc đấu tranh và cải tạo xã hội.

Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (1948-2018), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đấu tranh bảo vệ, nuôi dưỡng, khẳng định cái mới, cái tích cực, cái tốt đẹp và chống cái ác, cái xấu xa, cái thấp hèn là chức năng, nhiệm vụ tự thân của VHNT, nó không có bất cứ một áp lực từ trên hay từ bên ngoài vào. Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho VHNT một nhiệm vụ “chính trị” khô khan, giản đơn, nhất thời nào, mà hiểu nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của VHNT chân chính, đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay”.

Với chức năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội, VHNT cũng là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc và Nhân dân. Để làm tròn sứ mệnh ấy, văn nghệ phải có tổ chức, văn nghệ sĩ phải đoàn kết. Bác nhận xét rằng: “Nói riêng là giới văn nghệ đã có những đóng góp đáng kể... Các ngành văn nghệ đoàn kết; đoàn kết nhằm vào mục đích chung phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Chúng ta làm thế thì văn nghệ sĩ nhất định sẽ tiến bộ hơn nữa, đồng thời có lực lượng mà giúp đỡ Nhân dân tiến bộ hơn nữa”. VHNT, đúng như quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, là “hoạt động tinh thần phong phú, một niềm vui thích mà con người có thể tạo ra cho mình, nhưng nó không phải là một sản phẩm tự nhiên, tùy thích”. Để thực hiện được chức năng của nó, VHNT cần vận động, phát triển theo những định chuẩn phổ quát về cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Nghĩa là, mục đích của sáng tác VHNT phải gắn bó với yêu cầu xã hội, với cuộc sống Nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lâu dài cũng như trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bất cứ giai đoạn nào, nền VHNT vẫn cần thể hiện tính cách như là một mặt trận, có tính tổ chức, có định hướng, có mục tiêu cụ thể, đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái thấp hèn để giành lại cái tốt đẹp, “tươi vui” cho cuộc sống và tâm hồn con người.

Do vậy, VHNT luôn tham gia tích cực vào tiến trình phát triển ý thức xã hội, tiến trình tiến bộ xã hội. Đó không chỉ là mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của nền VHNT nước nhà, mà thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh: “Trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, VHNT Việt Nam đã hun đúc nên một truyền thống sâu sắc và độc đáo. Đó là nền VHNT yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với Nhân dân và dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần trực tiếp vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước”.

Sự thật
Lượt người xem:  Views:   663
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by