Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 18/04/2022, 08:00
Mạng xã hội là sản phẩm của văn hóa
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
18/04/2022 | AG3567

(TUAG)- Từ năm 2019, Việt Nam đã có Luật An ninh mạng, trong đó có quy định cụ thể về xử phạt hành vi dùng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Trước đó, tội danh này cũng đã được quy định trong luật hình sự (điều 155, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017) và nghị định (điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP) với mức phạt đủ sức răn đe. Song, thực tế hiện nay việc xúc phạm nhân phẩm và bôi nhọ danh dự người khác vẫn là hiện tượng phổ biến trên mạng xã hội.

MXH-vanhoa.jpg 

Ảnh minh họa.

Mạng xã hội là một kênh thông tin, đáp ứng nhu cầu bộc lộ tiếng nói, quan điểm, hình ảnh và giá trị cá nhân trong đời sống hiện đại. Nhưng phía sau sự tự do thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ trước các vấn đề quan tâm, thì cũng như trong đời sống thực, mạng xã hội cần ở người sử dụng một ý thức văn minh thực sự đặt trên nguyên tắc căn bản: tôn trọng cuộc sống khác biệt của con người, đừng để tự do của bản thân can thiệp, xâm hại đến cuộc sống, lợi ích và tự do của người khác.

Rất dễ tạo ra một tài khoản, nick ảo nhằm bảo vệ các quan điểm chủ quan mà mình cho là đúng và ngược lại- tấn công hay miệt thị người khác. Cũng rất dễ để “lên sóng” gây “ấn tượng”, “ảnh hưởng” bằng các thông điệp trực tiếp trước nhiều sự kiện nóng bỏng, bới móc đời tư thiên hạ chỉ để nhanh chóng khẳng định bản thân. Có quá nhiều cách để đẩy mạnh mức độ tương tác, “mua sự ảnh hưởng” bằng các nội dung nhằm quảng cáo, gây dựng một thứ gọi là “quyền lực truyền thông cá nhân” nhằm tạo ảnh hưởng, chi phối đến nhiều người.

Sau đúng một năm (3/2021-3/2022) “lên sóng livestream” trên mạng xã hội với đủ cung bậc vung tay, múa miệng, nhảy, hát, khóc, cười, thì ngày 24/3/2022, Nguyễn Phương Hằng bị cơ quan chức năng khởi tố theo Quyết định số 190-01/QĐ về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự.

Đó là hậu quả của những phát ngôn, hành độngcủa Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội trực tiếp đưa nhiều thông tin chưa kiểm chứng, xúc phạm uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân; thậm chí còn sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, ngược với thuần phong mỹ tục, cổ xúy những hành động thiếu văn hoá như chửi bới, dùng lời thô tục… trên không gian mạng.

Đối với những lời nói, hành vi của Nguyễn Phương Hằng và việc khởi tố Nguyễn Phương Hằng, cộng đồng mạng có hai luồng dư luận. Một luồng cho rằng Nguyễn Phương Hằng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng xử lý là rất đúng. Luồng khác lại ủng hộ, cổ xúy, tuyên truyền, tung hô cho những lời nói, hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Phương Hằng, vẫn cố tình không hiểu pháp luật để ca tụng Nguyễn Phương Hằng, lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Thậm chí, có người còn táo tợn xuyên tạc: “Việc áp dụng Điều 331 đối với bà Hằng là một sự việc rất khôi hài trong việc áp dụng luật pháp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; “làm gì có quyền tự do dân chủ ở Việt Nam mà lợi dụng” (?!) .v.v. Từ đó, bọn họ còn lấn sang bảo vệ hành vi sai trái, vi phạm pháp luật khác trên mạng xã hội…

          Bạn đọc, cư dân mạng chắc cũng có cảm nhận: Lúc đầu, hành vi của Nguyễn Phương Hằng “lên sóng livestream”, xét ở phương diện nào đó đã ít nhiều có ý nghĩa cảnh báo, răn đe để ngăn chặn hành động thiếu trung thực, không minh bạch trong việc huy động và chi nguồn từ thiện; cảnh báo hành vi lợi dụng lòng tin để trục lợi thông qua các hình thức quyên góp, từ thiện, chữa bệnh không có cơ sở khoa học. Nhưng, tiếc là Nguyễn Phương Hằng đã đi quá giới hạn cả về đạo đức, văn hóa, pháp luật và phớt lờ sự nhắc nhở, răn đe của cơ quan chức năng.

Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩaViệt Nam (năm 2013) quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều đó được hiểu là quyền được tự do có quan điểm và giữ vững quan điểm của mình, được tự do tìm kiếm và tiếp nhận, chia sẻ thông tin nhưng phải nằm trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, không phải tùy tiện, vu khống, bôi nhọ, lừa bịp, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền tự do của người khác.

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội có hiệu lực từ ngày 17/6/2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành cũng ghi nhận quy tắc ứng xử của tổ chức, cá nhân như: không đăng tải nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép...

Như vậy, mọi hành vi tự do ngôn luận nhưng vi phạm điều cấm của pháp luật đều không được pháp luật bảo hộ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo đó, Nguyễn Phương Hằng đã vi phạm pháp luật và đang bị cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật là rất đúng. Nếu người nào biết tôn trọng pháp luật, bảo vệ lẽ phải và công lý thì chắc chắn sẽ rất đồng tình, ủng hộ quyết định của cơ quan chức năng Việt Nam; tích cực tuyên truyền, giáo dục mọi người để không xuất hiện thêm những trường hợp tương tự. Ngược lại, người nào còn tiếp tục cổ xúy, bảo vệ hành động vi phạm pháp luật của Nguyễn Phương Hằng, có hành vi chống đối, vi phạm pháp luật, chắc chắn pháp luật sẽ không dung tha!

Mạng xã hội là sản phẩm của văn hóa, văn minh nhân loại, nên người Việt Nam tham gia mạng xã hội nhất thiết phải bảo đảm văn hóa mạng, không được hành động vi phạm Luật An ninh mạng và luật pháp Việt Nam. Câu chuyện của Nguyễn Phương Hằng là điển hình cho muôn vàn câu chuyện đầy màu sắc của cư dân mạng, một câu chuyện buồn, một hiện tượng xấu ứng xử với văn hóa mạng. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho cư dân mạng: Hãy tôn trọng văn hóa mạng và biết tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật!

THÁI THÚY XUÂN

Lượt người xem:  Views:   552
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by