Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
Thứ 5, Ngày 26/03/2020, 09:00
Trường Trung cấp kỹ thuật - công nghệ An Giang thực hiện tốt công tác đào tạo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/03/2020 | Nhã Uyên

(TUAG)- Trường Trung cấp kỹ thuật - công nghệ An Giang đóng trên địa bàn huyện Chợ Mới hiện là Trường đầu tiên trên địa bàn tỉnh An Giang áp dụng chương trình đào tạo "kép" vừa học văn hóa vừa học nghề, giúp học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông cũng sẽ có bằng trung cấp nghề. Ngoài ra, nhà trường cũng đang đào tạo theo hình thức tích lũy mô đun, tín chỉ cụ thể người học có thể nhập học bất kỳ thời điểm nào trong năm và khi hoàn thành đủ tính chỉ người học sẽ được xét tốt nghiệp ra trường mà không phải tham gia thi.

Trung-cap-ky-thuat-cong-nghe-1.jpg

Trường Trung cấp kỹ thuật - công nghệ An Giang trụ sở chính tọa lạc tại lộ vòng cung, ấp Mỹ Hòa, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; cơ sở 2 đóng tại thị trấn Chợ Mới. Trường trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang được thành lập vào năm 2014, trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm dạy nghề Chợ Mới và sáp nhập các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) trên cùng địa bàn.

Trường được Sở giao nhiệm vụ, chỉ tiêu đào tạo hệ trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên và hệ giáo dục thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng, hình thành năng lực thực tế cho người lao động đáp ứng nhu cầu cho xã hội; Liên kết đào tạo với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học theo yêu cầu của địa phương. Trường được giao đào tạo trình độ trung cấp với các nghề: gia công và thiết kế sản phẩm mộc, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, may thời trang, kỹ thuật xây dựng, điện công nghiệp, hàn, quản trị mạng máy tính. Đào tạo hệ sơ cấp với các nghề: chạm, trám trên gỗ, mộc gia dụng, xây dựng dân dụng, sửa chữa xe máy, sửa chữa máy nổ, điện lạnh, điện công nghiệp, hàn điện, kế toán doanh nghiệp, quản lý công trình thủy nông. Đào tạo thường xuyên với các nghề: xây dựng dân dụng; hàn điện; mộc gia dụng...

Trung-cap-ky-thuat-cong-nghe-2.jpg

Cụ thể đối với nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc, với kỹ năng nghề nghiệp nhận biết được các loại gỗ, sử dụng các dụng cụ thủ công để pha phôi gỗ, bào mặt phẳng, gia công mặt cong và các mối ghép mộng, ghép ván, sử dụng được các loại máy cầm tay, láp ráp và trang trí bề mặt sản phẩm mộc... Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau trong các cơ sở sản xuất, công ty chế biến gỗ.

Trong năm qua, nói về kết quả tuyển sinh, hệ GDTX là 160 học sinh. Giáo dục nghề nghiệp ở cả hai cơ sở: trình độ trung cấp, sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng là 1.510 học viên với các nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, may thời trang, điện công nghiệp, thủy lợi tổng hợp... Về kết quả tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trường đã mở được 50 lớp đào tạo nghề theo Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" với 1.380 học viên. Trong đó 1.231 học viên trình độ đào tạo thường xuyên, 77 học viên trình độ đào tạo sơ cấp, đạt tỷ lệ 118,9%.

Cô Nguyễn Thị Kim Hồng hiện là giáo viên nghề may tại trường, cô chia sẻ: "Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ An Giang sẽ giới thiệu 100% việc làm trong nước và ngoài nước cho những học viên học may ở đây, đảm bảo sau khi ra trường có việc làm hết, lương thu nhập ổn định sau khi ra trường, ở đây khóa 1,2,3 đã có người đi làm, lương trung bình mới vô thử việc khoảng 4 triệu - 5 triệu, làm được 1,2 tháng khoảng 8 triệu, đó là tin tức mà mấy em nhắn về mỗi khi hỏi thăm".

Trung-cap-ky-thuat-cong-nghe-3.jpg 

Đối với nghề may, chương trình trung cấp sẽ học 2 năm, hiện tại các em học buổi sáng là văn hóa, buổi chiều là nghề may. Trong chương trình có nhiều môn, mỗi môn có sản phẩm riêng, các em sẽ được hướng dẫn cụ thể và thực hành cho đến khi cắt may hoàn chỉnh một sản phẩm, cô Hồng cho biết thêm.

Với chương trình học song song vừa văn hóa vừa học nghề, mong muốn sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ có một nghề để làm, em Nguyễn Văn Nhật là học sinh lớp 10 và đang theo học hệ trung cấp nghề điện lạnh em bày tỏ: "Học xong đào tạo ở đây, em ra trường, mong là sẽ vô được công ty nào đó để làm".

Học sinh, học viên (HSHV) khi được tuyển vào trường sẽ được hưởng các quyền lợi như: miễn học phí với đối tượng người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trung cấp, HSHV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh theo quy định của luật giáo dục nghề nghiệp. Giảm 70% học phí đối với các đối tượng HSHV là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Giảm 50% học phí đối với các đối tượng HSHV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên. Ngoài ra, Sau khi tốt nghiệp, học viên được tư vấn giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh, giới thiệu xuất khẩu lao động ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...   

Công tác tư vấn, giải quyết việc làm cho HSHV sau khi tốt nghiệp của nhà trường trong thời gian qua khá tốt, trên 80% HSHV có việc làm đúng nghề đã học. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã liên kết với các doanh nghiệp công ty, tạo đầu ra cho học sinh như: Công ty TNHH Hưng Tiến với nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Công ty may Đức Thành; Công ty Antesco... Một thuận lợi phải nói đến nữa là năm 2020, sau khi sáp nhập Trung tâm Dịch vụ việc làm Chợ Mới vào trường, thì nhà trường có thêm chức năng giới thiệu việc làm và tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động.

Xác định công tác tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng. Nhà trường thực hiện đa dạng các hình thức tư vấn tuyển sinh, tuyên truyền phổ biến các thông tin đào tạo của trường. Bên cạnh đó tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo theo hợp đồng, theo địa chỉ và đơn đặt hàng, chủ động liên kết với các trường cao đẳng đại học để liên thông đào tạo, giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ và bằng cấp học tập.

Thầy Đặng Thanh Trúc - Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp kỹ thuật - công nghệ An Giang đóng trên địa bàn huyện cho biết thêm giải pháp để thu hút được học viên cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động trong thời gian tới:

"Nhà trường sẽ tăng cường công tác quản lý việc dạy và học, nâng cao ý thức trách nhiệm trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề đội ngũ giáo viên. Tích cực tham mưu với cơ quan chức năng nhằm tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy nghề, từng bước nâng cao đào tạo ngang bằng với các trường trong khu vực. Tiến tới trong tương lai gần nhà trường sẽ ký cam kết với PHHS đảm bảo 100% việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp".

Mặc dù vẫn còn gặp phải một số khó khăn như Trường chưa có cán bộ chuyên nghiệp trong công tác tư vấn hướng nghiệp, số lượng ngành đào tạo của trường chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, các ngành này đang có xu hướng bảo hòa. Nhưng nhà trường sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang giao là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhã Uyên

Lượt người xem:  Views:   922
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by