Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
Thứ 7, Ngày 15/10/2022, 15:00
Mô hình “Công dân học tập” góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/10/2022 | TTCTTT

​(TUAG)- Từ bao đời nay, hiếu học và học tập suốt đời đã trở thành truyền thống quý báu, là nét văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Học tập suốt đời không chỉ trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho con người mà còn giúp chúng ta sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, việc chuyển đổi số đã mở ra phương pháp tiếp cận mới để thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời trong mỗi người dân, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong cộng đồng xã hội.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang trao khen thưởng cho học sinh giỏi cấp tỉnh

Công dân học tập là người thực hiện việc học tập thường xuyên để phát triển những năng lực của mình, trên cơ sở đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo nên sự thịnh vượng về kinh tế, văn hóa, bảo vệ sự bền vững của môi trường sinh thái và tạo nên sự đồng thuận và gắn kết xã hội. Việc xây dựng mô hình "Công dân học tập" nhằm khuyến khích và tạo cơ hội cho mọi cá nhân, tổ chức, đơn vị, gia đình và xã hội được tham gia học tập thường xuyên, học tập suốt đời để trở thành "Công dân học tập" và "Công dân số", đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi vị trí lao động, việc làm trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Tỉnh An Giang đặt ra mục tiêu phấn có tỷ lệ công dân đạt danh hiệu "Công dân học tập" trong từng giai đoạn theo Quyết định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở thúc đẩy phong trào xây dựng các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập" và góp phần xây dựng An Giang trở thành "Tỉnh học tập". Trên cơ sở hình thành mô hình “Công dân học tập” nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập.

Phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 40% người lớn trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 60% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 70% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc, trong đó có 60% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.

Công nghệ số góp phần thúc đẩy học tập suốt đời. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi, kích thích sự chủ động, sáng tạo trong học tập cho những thế hệ mầm non tương lai, công nghệ số đã và đang góp phần thu hẹp dần khoảng cách học tập của mọi người dân ở khắp các vùng miền, nhất là đối với người lớn ở nông thôn, vùng núi. Qua đó tạo cơ hội cho người lớn được học tập, trau dồi, tích lũy kiến thức phục vụ lao động sản xuất và cuộc sống.

Chuyển đổi số hỗ trợ đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, giảm diễn thuyết một chiều, tăng sự tương tác và hướng tới sự tự học, chủ động giao lưu, kết nối tri thức. Đây là kỹ năng cần thiết giúp mọi người học tập suốt đời theo mục tiêu và mong muốn tự thân của mình, góp phần tạo ra xã hội học tập và tạo động lực học tập suốt đời. Tại An Giang việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số đã và đang góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong thời kỳ mới.

Trao tặng học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời đại số thì việc học tập của mọi người dân ngày càng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Thông qua việc sử dụng các thiết bị công nghệ và loại hình đa phương tiện như: Máy vi tính, máy tính bảng, mạng xã hội, các ứng dụng trên điện thoại thông minh… mọi người đều bình đẳng trong tiếp cận với nguồn học liệu mở, thông tin kiến thức đa chiều, phong phú, luôn được bổ sung, cập nhật mới và đặc biệt là có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, học từ xa. Đây là một trong những nền tảng quan trọng để hình thành nên những công dân học tập toàn cầu, công dân số.

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay các tổ chức hội khuyến học đã phủ kín 100% các huyện, thành, thị, xã, phường, thị trấn, khu dân cư trong tỉnh. Phát huy sứ mệnh khuyến học trong thời đại số. Những năm qua, các cấp hội đã thường xuyên tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, hội viên khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách hữu ích phục vụ cho học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày. Từ đó, nhiều mô hình học tập được hình thành và phát triển. Phong trào học tập suốt đời đã thật sự lan tỏa, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng và toàn xã hội có cái nhìn toàn diện hơn, thấu đáo hơn về học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Ngành Giáo dục và Đào tạo An Giang phối hợp chặt chẽ với các cấp hội khuyến học trong việc thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, thường xuyên chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục, hoạt động dạy học và kết nối với cha mẹ học sinh. Cùng với hoạt động dạy học trên lớp, giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh học ở nhà thông qua học tập trên truyền hình, học tập trực tuyến, giao bài tập qua zalo hoặc tham gia các câu lạc bộ, diễn đàn, cuộc thi trực tuyến… Từ đó, khuyến khích tính tự giác, sự sáng tạo của học sinh trong quá trình học, tạo không gian và thời gian học tập linh hoạt cho học sinh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vừa qua.

Học tập suốt đời là nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, nhu cầu đó càng trở nên bức thiết. Qua nhiều năm, phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị… đã trở thành hoạt động thường xuyên, có nền nếp, quy củ, phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Với sự góp sức đắc lực của công nghệ số và tinh thần “học không bao giờ cùng”, phong trào sẽ tiếp tục được nhân lên và lan tỏa mãi, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triển tỉnh nhà phát triển vững chắc và vững bền.

NGUYỄN ĐĂNG GIAI

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khuyến học tỉnh

Lượt người xem:  Views:   249
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by