Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
Thứ 3, Ngày 09/08/2022, 11:00
Nghĩa tình lớp học Khmer ngữ cho trẻ em vùng biên giới, góp phần bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
09/08/2022 | Nguyễn Nhậm

(TUAG)- Song song với dạy và học chữ quốc ngữ, Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương người dân tộc thiểu số bên cạnh việc tích cực học chữ quốc ngữ, cũng phải chăm lo lưu giữ tiếng dân tộc; đối với cán bộ cách mạng muốn làm dân vận tốt cũng phải chăm lo học tiếng của đồng bào dân tộc, có vậy mới thực hiện "cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc" được với đồng bào.

 Lop-Khmer-ngu-TB-1.jpg

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lưu giữ, bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền mỗi dân tộc có tiếng nói, chữ viết riêng, quyền bình đẳng và tự do phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Chính sách về bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước ta là đúng đắn và nhất quán. Ngay từ văn kiện đầu tiên của Đảng tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng (03/1935) đã khẳng định: "Các dân tộc được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hóa". Quan điểm trên được xuyên suốt qua các thời kỳ cách mạng, được tiếp tục khẳng định qua các quan điểm, chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước đối với vấn đề học và dạy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Thời gian qua, để bảo tồn và phát triển, việc dạy và học tiếng Khmer được Nhà nước quan tâm, đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy chính thức tại các trường tiểu học, các trường phổ thông dân tộc nội trú ở vùng đồng bào Khmer.

 Lop-Khmer-ngu-TB-2.jpg

Lớp Khmer ngữ đầy tình thương cho các em thiếu nhi

Trên địa bàn huyện Tịnh Biên, địa phương cũng thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng Khmer ngữ cho cán bộ, đảng viên vùng biên giới nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trên địa bàn dân tộc. Bên cạnh đó, các lớp Khmer ngữ miễn phí vào dịp hè cho các em thiếu nhi là một nét đẹp hết sức nhân văn, nghĩa tình nơi huyện biên giới Tịnh Biên.

 Lop-Khmer-ngu-TB-3.jpg

Lớp học Khmer ngữ tại chùa Sóc Rè - xã An Cư, huyện Tịnh Biên

Cứ mỗi dịp hè về, ở các chùa Khmer lại nhộn nhịp hẳn lên. Bởi đây cũng là thời điểm các em nhỏ ở các phum, sóc tập trung về chùa để trau dồi, học tập thêm ngôn ngữ Khmer. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, văn hóa dân tộc, đồng thời giúp các em vùng nông thôn có không gian sinh hoạt lành mạnh và thiết thực.

Sư cả Chau Puốt, chùa Sóc Rè, xã An Cư cho biết: "Năm nào nhà chùa cũng tổ chức dạy con chữ Khmer cho các em. Năm này chùa mở lớp dạy gần 50 em nhỏ trong các phum, sóc. Bà con Khmer, cha mẹ học sinh ai cũng khuyến khích cho con vào học, vì không chỉ giữ gìn được tiếng nói, chữ viết truyền thống của dân tộc, mà chùa con dạy các em về đạo đức, lối sống, những điều hay lẽ phải, đạo lý làm người, những truyền thống quý báu về bản sắc văn hóa dân tộc. Mình giúp con em đồng bào mình không quên tiếng nói, chữ viết của dân tộc, biết về văn hóa của đồng bào để giữ gìn và phát triển hơn nữa, sau này lớn lên còn có thể sử dụng vào việc học tập, công tác đóng góp cho xã hội".

Lớp học chỉ kéo dài trong thời gian ngắn dịp nghỉ hè nên không ảnh hưởng đến việc học tập ở trường, giúp các em vừa biết chữ quốc ngữ, vừa biết chữ Khmer. Em Neàng Chanh Thia, học sinh lớp 7, trường THCS Trần Đại Nghĩa hớn hở nói: "Lớp học vui lắm, tụi con vừa được các sư dạy chữ, đạo đức, vừa được vui chơi với các bạn trong lớp, tan học thì tụi con về nhà giúp ông bà nấu cơm, quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ. Con rất thích học thêm chữ Khmer ở đây, các anh chị nói trong lớp học chính quy ở trường đã có dạy tiếng Anh, học ở đây mình biết thêm song ngữ Việt – Khmer nữa thì sau này đi học, đi làm rất dễ tìm việc. Ước mơ của con là sau này làm bác sĩ, sẽ giúp đỡ bà con nghèo khỏi bệnh, mạnh khỏe".

Nói về ước mơ của mình, em Chau Puônl, lớp 4, trường tiểu học A An Cư cười tủm tỉm: "Ước mơ của con là được làm công an. Con sẽ bắt tội phạm, bảo vệ cho người dân. Con hiểu và biết tiếng Khmer, sẽ giúp cho các ông bà không biết tiếng Khmer  phiên dịch lúc cần".

 Lop-Khmer-ngu-TB-4.jpg

Giờ giải lao, các em cùng tham gia quét dọn sân chùa, đùa giỡn rất vui vẻ

Bà Néang Srây Mum - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã An Cư, huyện Tịnh Biên cho biết thêm: "Kỳ nghỉ hè là dịp các em học sinh dân tộc Khmer tranh thủ đi học chữ viết của dân tộc mình do các nhà sư trong chùa mở lớp. Địa phương rất quan tâm, hỗ trợ cho các sư có điều kiện tốt nhất để dạy dỗ cho các cháu. Đây là hoạt động đã có từ lâu và mang ý nghĩa thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa Khmer, đồng thời giúp các em học sinh ở vùng nông thôn có kỳ nghỉ hè thật sự vui tươi và bổ ích".      

 Lop-Khmer-ngu-TB-5.jpg

Anh Trần Văn Thạnh - TP Châu Đốc trao tặng tập, viết cho các em trong lớp học

Mùa dạy chữ Khmer ở các phum, sóc huyện Tịnh Biên luôn nhận được sự ủng hộ từ chính quyền địa phương và đồng bào phật tử từ tinh thần, vật chất, kinh phí đóng góp sửa chữa các lớp học, mua sắm trang thiết bị giảng dạy, tặng tập, viết, cặp sách cho học sinh. Anh Trần Văn Thạnh – TP. Châu Đốc hàng năm vẫn thường xuyên trao tặng tập, viết, bảng dạy học cho các chùa để dạy chữ cho các em. Không những thế, để khuyến khích các em năng nỗ học tập đạt kết quả tốt, anh Thạnh còn hứa với các em trong kỳ thi cuối lớp, sẽ trao tặng 01 chiếc xe đạp cho em nào đạt điểm cao nhất của lớp.

 Lop-Khmer-ngu-TB-6.jpg

Dạy Khmer ngữ cho hơn 20 em tại chùa Tà Ngáo, xã An Phú, sư cả Chau Khi cho biết: "Ngày xưa dạy cho các cháu cực lắm, không có phòng học đàng hoàng như bây giờ đâu, có khi phòng không đủ ánh sáng, các em không học được. Ngày nay thì tốt lắm, xã đã lên nông thôn mới, đường xá đi lại thuận tiện, điện nước đầy đủ hết, chính quyền ở xã quan tâm tặng tập, viết, các nhà hảo tâm thì cho quà, bánh, cặp đi học, xe đạp… Các chú biên phòng cũng có vào lớp tuyên truyền về tệ nạn, tội phạm, trẻ em… để các em biết cách tự bảo vệ bản thân, giờ tụi nhỏ ham học lắm, tôi thấy rất là mừng cho con em dân tộc Khmer".

Những con chữ mang nặng nghĩa tình, gom góp yêu thương đã giúp các em có thêm hành trang trên con đường tới lớp. Đối với trẻ em ở vùng nông thôn, biên giới, những lớp dạy chữ Khmer như thế là một không gian sinh hoạt hè vô cùng ý nghĩa, qua đó thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương, xã hội đối với công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần bảo tồn và duy trì ngôn ngữ, chữ viết truyền thống của dân tộc Khmer.

Nguyễn Nhậm

(Hội VHNT huyện Tịnh Biên)

Lượt người xem:  Views:   301
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by