Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
Thứ 7, Ngày 18/06/2022, 15:00
An Giang nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới khoa học công nghệ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
18/06/2022

(TUAG)- Khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo là đòn by thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. 5 năm qua, An Giang đã chuyển giao trên 280 đề tài, dự án KHCN cấp tỉnh và cơ sở. Kết quả nghiên cứu KHCN đã tạo ra chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả ở các lĩnh vực, góp phần quan trọng nâng cao trình độ công nghệ, tạo sự chuyển biến, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường hàm lượng KHCN trong các sản phẩm chủ lực của tỉnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm An Giang ở thị trường nội địa và hội nhập quốc tế.

Nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang Tầng Phú An cho biết:  Là tỉnh nông nghiệp, An Giang tập trung nghiên cứu sàng lọc, tuyển chọn, lai tạo nâng cao năng suất, chất lượng các cây trồng, vật nuôi đặc hữu của tỉnh như: Phục tráng giống lúa Jasmine 85 Châu Phú; chọn tạo giống lúa nếp ngắn ngày, chất lượng tốt cho huyện Phú Tân; phục tráng và xây dựng quy trình cạnh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi; sưu tập bảo và phát triển đạ dạng hóa các sản phẩm chế biến từ các giống lúa mùa địa phương như lúa mùa nổi, lúa mùa ruộng trên. Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ đậu trái, hạn chế tỷ lệ trái cóc trên xoài ba màu cải tạo vườn tạp thành các vườn cây ăn trái chuyên canh năng suất cao, chất trong tốt. Nghiên cứu lai tạo giống bò địa phương với tinh bò nhập ngoại nhằm tạo ra các thế hệ con lai có tầm vóc và chất lượng thịt nâng cao; nghiên cứu thuần dưỡng và xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá trên bầu; xây dựng quy trình ương giống và nuôi thương phẩm đáp ứng tiêu chuẩn nội địa và xuất khẩu cho cá lóc, cá rô phi, các điêu hồng, cá chạch lấu.

 KHCN-nangsuat-cao-1.jpg

Trao quyền sử dụng "Nhãn hiệu chứng nhận An Giang" cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Thành công đáng ghi nhận, nhiều nghiên cứu cũng đã được triển khai nhằm vào xây dựng vùng canh tác quy mô lớn, tạo ra các sản phẩm đồng nhất, đồng chất như: Xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn 4H (hữu cơ, hiện đại, hài hoà, hợp tác); xây dựng vùng canh tác xoài ba màu huyện Chợ Mới đạt tiêu chuẩn VietGAP 500 ha; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như: Chuỗi giá trị cá lóc, lươn đồng, rau màu, xoài.

Nhiều nghiên cứu phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giới thiệu mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả cũng được thực hiện theo đặt hàng của các địa phương: Huyện Tịnh Biên, Châu Phú, TP Châu Đốc và TP Long Xuyên.

Tỉnh cũng đã chú trọng xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chứng nhận tỉnh An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, phù hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm hàng hóa, điều kiện vệ sinh an toàn của các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm.

Ngoài ra, tỉnh chú trọng hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả vào cộng đồng như: Hỗ trợ thiết bị gieo hạt theo bụi trong canh tác lúa huyện Tri Tôn và Tịnh Biên; sản xuất thử nghiệm máy thu gom rơm; ứng dụng hệ thống tưới tự động cho các mô hình canh tác; ứng dụng nhà sấy năng lượng mặt trời trong sấy các mặt hàng nông sản, dược liệu. Mô hình thử nghiệm các giống cây, con mới như: Trồng chuối già Philiphine nuôi cấy mô, trồng khoai môn cấy mô, nuôi tôm càng xanh toàn đực, trồng dưa lưới sakura, golden Emeral, mô hình thử nghiệm sản xuất giống cá cóc...

Khai thác thế mạnh du lịch

Là một trong hai ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, du lịch cũng là lĩnh vực được tỉnh chú trọng phân bổ nguồn lực cho các nghiên cứu xác định các loại hình du lịch đặc thù như: Du lịch làng nghề, sinh thái, tâm linh; xây dựng các mô hình, tour/tuyến du lịch. Qua đó, khai thác, phát triển các nền tảng giá trị văn hóa bản địa, giá trị văn hoá Óc Eo, văn hóa Chăm, Khmer , Hán Nôm; du lịch sinh thái Mỹ Hoà Hưng, du lịch làng nghề sinh thái Tân Châu, lòng hồ Tân Trung; xây dựng mô hình du lịch cho các sản phẩm OCOP tỉnh An Giang; xây dựng bản đồ GIS giới thiệu các địa điểm và thông tin du lịch tỉnh An Giang, nhằm thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến An Giang.

Phát triển sản phẩm về dược liệu và dịch vụ y tế

Tỉnh tích cực khai thác, phát triển các đối tượng dược liệu đặc hữu địa phương, xác định thành phần dược lý và nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm là thực phẩm chức năng và thuốc trị bệnh, nhằm gia tăng giá trị cho các đối tượng dược liệu vùng Bảy Núi như: Ngải trắng, ngải đen, ngải bún, cà gai leo, chúc, sầu đâu, đinh lăng lá nhỏ, chùm ngây, huyền tinh; hiện đại hóa các bài thuốc gia truyền bản địa có hiệu quả tốt như: Bài thuốc trị mỡ máu của Lương y Trần Quang Trung, bài thuốc trị viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung; khảo sát lập danh lục và xây dựng mô hình trồng bảo tồn và khai thác phát triển dược liệu đặc hữu của tỉnh.

KHCN-nangsuat-cao-3.jpg

Các nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh như:  Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại TP. Long Xuyên 2013-2017, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc Montelukast trong kiểm soát hen phế quản tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, các yếu tố ảnh hưởng lao phổi đa kháng thuốc kháng sinh tại tỉnh An Giang, nghiên cứu tình hình sinh non và chăm sóc trẻ sinh non bằng phương pháp Kangaroo và mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh...

Ưu tiên sản phẩm chủ lực

Theo UBND tỉnh, tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp của một tỉnh nông nghiệp, các tiền đề, nền tảng cho KHCN và đổi mới sáng tạo còn rất hạn chế, nên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

KHCN-nangsuat-cao-2.jpg 

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Để KHCN và đổi mới sáng tạo đi vào chiều sâu đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, thời gian tới An Giang cần tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm chủ lực địa phương như: Các giống lúa phục vụ đề án thương hiệu gạo tỉnh An Giang, chọn tạo các giống rau hoa phù hợp điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng; sưu tập và bảo tồn nguồn gen dược liệu và rau, hoa đặc trưng của tỉnh. Xây dựng trang trại trên cơ sở xây dựng mô hình đa dụng vừa trồng trọt kết hợp sơ chế nguyên liệu cung cấp cho khách du lịch và các doanh nghiệp dẫn dắt để chế biến sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tỉnh theo hướng là một trong những trung tâm về nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa lịch sử của vùng ĐBSCL (tập trung phát triển dược liệu phục vụ du lịch nghỉ dưỡng). Đẩy mạnh phát triển các nghiên cứu mang tính liên ngành giữa khoa học tự nhiên với khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, tạo cơ sở dữ liệu để góp phần giải quyết những vấn đề trọng yếu trước mắt và lâu dài về an ninh lương thực, sức khỏe của người dân... Chú trọng nghiên cứu theo hướng ưu tiên trong lĩnh vực KHCN: nông nghiệp, y dược, năng lượng, xây dựng, giao thông...

Cùng với đó, phát triển cơ chế thương mại hóa sản phẩm KHCN tăng cường hợp tác chuyển giao ứng dụng, cung cấp các dịch vụ KHCN; đầu tư các dự án KHCN trọng điểm; khai thác triệt để thành tựu các ngành KHCN mũi nhọn như: Công nghệ sinh học, công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới. Đổi mới sáng tạo trọng điểm nâng cao giá trị nông sản địa phương, tăng hàm lượng công nghệ, công nghệ cao trong nông nghiệp. Thúc đẩy các hoạt động xây dựng hình ảnh sản phẩm An Giang có chất lượng, có giá trị nhận diện. Triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, số hóa các dữ liệu, phát triển các nền tảng số, thúc đẩy sàn thương mại điện tử, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến và sản phẩm giá trị gia tăng từ nông sản, thực hiện "Hồ sơ nông sản sạch An Giang", tăng cường bảo hộ sản phẩm An Giang trước sức ép hàng ngoại nhập.

Tin rằng với nhiều giải pháp then chốt, tỉnh sẽ có bước đột phá về năng suất, chất lượng hàng hóa trong các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, góp phần mở ra cánh của bước vào nền kinh tế tri thức trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   321
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by