Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
Thứ 6, Ngày 10/12/2021, 15:00
Hội thảo khoa học “Phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới”
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/12/2021 | Trường Giang

(TUAG)- Sáng 10/12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy Cần Thơ, Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại các địa điểm: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Chính trị khu vực IV; Học viện Chính trị khu vực II; Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Chính trị các tỉnh/thành phố đồng bằng sông Cửu Long.

Hoithao-kt-dbscl-1.JPG

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang.

PGS.TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học chủ trì và điều hành phiên thứ nhất tại điểm cầu Học viện Chính trị  Quốc gia Hồ Chí Minh. Chủ trì và điều hành phiên thứ hai tại điểm cầu Học viện Chính trị khu vực IV: GS.TS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ; TS Phan Công Khanh - Giám đốc Học viên Chính trị khu vực IV; Đồng chí Lê Tấn Thủ - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ.

Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa - kinh tế, địa - chiến lược quan trọng; với diện tích gần 4 triệu héc-ta, dân số 17,5 triệu người, hơn 700km bờ biển và trên 360 ngàn km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, hàng năm sản xuất trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây; xuất khẩu 95% lượng gạo và 60% lượng cá của cả nước... Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đây còn là vùng có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, giàu tiềm năng về tài nguyên và năng lượng tái tạo, có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế… Với tiềm năng to lớn và lợi thế của mình, Đồng bằng sông Cửu Long hội đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.

Đối mặt nhiều khó khăn, thách thức

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tồn tại nhiều "nút thắt", dẫn đến tụt hậu về nhiều mặt so với khu vực phía Nam và bình quân chung cả nước, như: thiếu một tầm nhìn chiến lược chung cho cả khu vực, một cơ chế liên kết vùng hiệu quả; tài nguyên đất, nước và môi trường khai thác sử dụng chưa hiệu quả; cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển của Vùng; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế; chậm đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất... Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với một thách thức rất lớn là biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Là một châu thổ trẻ, Đồng bằng sông Cửu Long rất mẫn cảm trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến cho những ưu thế về điều kiện tự nhiên vốn có của Vùng dễ bị mất đi hoặc thay đổi theo hướng bất lợi... Vì vậy, phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long  trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của Vùng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Hoithao-kt-dbscl-2.JPG

Xuất phát từ thực tiễn đó, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy Cần Thơ và Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học"Phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới" với mục tiêu phân tích, đánh giá đầy đủ tiềm năng, lợi thế của Đồng bằng sông Cửu Long và khả năng, điều kiện, giải pháp phát huy để phát triển bền vững khu vực này…

Giải pháp đột phá

Tại Hội thảo, có 14 ý kiến phát biểu tham luận, thảo luận tâm huyết, sâu sắc được trình bày tại Hội thảo như: "Thực trạng, thách thức và tư vấn, hiến kế giải pháp đột phá phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long" của GS.TS.AHLĐ,NGND Võ Tòng Xuân; "Vai trò của hợp tác xã trong phát triển chuỗi giá trị nông sản hàng hóa và định hướng trong thời gian tới" của PGS.TS Nguyễn Duy Cần, Khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ; "Phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh thay đổi bất định của nguồn tài nguyên nước mặt và biến đổi khí hậu" của PGS,TS Văn Phạm Đăng Trí" và nhóm tác giả Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ; "Liên kết vùng  một giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế trong phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long" của TS. Nguyễn Thành Hưng, Học viên Chính trị khu vực IV; "Nguồn nhân lực quyết định sự bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long" của ThS Nguyễn Văn Định, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp…

Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nhiều ban ngành, địa phương trong cả nước. Các ý kiến  tham luận, thảo luận của các nhà khoa học đã tập trung làm rõ về thực trạng việc phát huy tiềm năng, lợi thế và sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long những năm qua; Những vấn đề đặt ra và những thách thức đối với phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay; Nhận thức chung về tiềm năng, lợi thế của vùng; về vấn đề phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long; Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long… PGS.TS Hoàng Phúc Lâm nhấn mạnh, Hội thảo khoa học "Phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới" là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh hiện nay; là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo quản lý; các nhà hoạt động xã hội, nhà hoạt động môi trường, cách doanh nhân,... giao lưu, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm; tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận; góp phần làm nên thành công của Hội thảo; cung cấp thêm những luận cứ khoa học; góp phần tư vấn, kiến nghị chính sách phát triển nhanh và bền vững đối với Trung ương và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của Hội thảo tiếp tục được Ban Tổ chức hoàn thiện và xuất bản làm tư liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy những nội dung liên quan đến Đồng bằng sông Cửu Long

Trường Giang 

Lượt người xem:  Views:   249
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by