Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Quốc tế
Thứ 3, Ngày 10/12/2019, 11:00
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển con người
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/12/2019

Đây là một phát hiện chính trong Báo cáo Phát triển con người năm 2019, được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) công bố chiều nay (9/12), và có tiêu đề “Bất bình đẳng trong phát triển con người ở thế kỷ 21: Không chỉ thu nhập, mức trung bình và hiện tại”.

Báo cáo  Phát triển con người mới của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đa dạng các hình thức bất bình đẳng định hình thế giới trong thế kỷ 21 và cách thức giải quyết vấn đề này.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ tốt trong phát triển con người, với tăng trưởng trung bình Chỉ số Phát triển con người (HDI) ở mức 1,36% trong suốt giai đoạn 1990 – 2018. Điều này giúp Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới.

caitlin-wiesen.jpg

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP ở Việt Nam phát biểu trong hội thảo công bố báo cáo ở Việt Nam.

Phát biểu trong hội thảo công bố báo cáo ở Việt Nam, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP ở Việt Nam nhấn mạnh rằng: Báo cáo Phát triển con người năm 2019 đã hé lộ một thế hệ mới các hình thức bất bình đẳng đang nổi lên xung quanh các vấn đề công nghệ số, giáo dục và cuộc khủng hoảng khí hậu, cũng như đề xuất các cách thức mới để đo lường và tiếp cận các hình thức bất bình đẳng này. Bà Wiesen khen ngợi Việt Nam đã kiên định chọn hướng phát triển lấy con người làm trọng tâm và sự bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Việt Nam đã đạt được tăng trưởng đáng kể trong phát triển con người kể từ năm 1990 với mức độ bất bình đẳng tăng chậm. Căn cứ vào chỉ số HDI điều chỉnh theo bất bình đẳng, Việt Nam đạt được thứ hạng cao hơn 9 bậc so với năm 2018” - Bà cho biết, đồng thời nhấn mạnh: “Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng khi Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tiếp theo của đất nước đang được xây dựng, với các quyết định đưa ra ngày hôm nay sẽ quyết định liệu đất nước có tiếp tục duy trì được xu hướng phát triển hiện tại với mức độ bất bình đẳng ở mức tương đối thấp không, hay là các hình thức bất bình đẳng mới đang nổi lên sẽ được khắc sâu và trở nên trầm trọng hơn cùng với con đường phát triển không bền vững”.

Phát biểu khai mạc Lễ công bố Báo cáo phát triển con người, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết: “Để nâng cao chỉ số phát triển con người ở Việt Nam, các nhiệm vụ, định hướng và giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực và cơ cấu kinh tế trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, đã tập trung ưu tiên lồng ghép các nội dung như Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục đào tạo và phát triển khoa học và công nghệ; Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, giảm nghèo bền vững; Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo, thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả n lý nhà nước.”

Cũng theo báo cáo, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đang ở gần mức trần của nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức trung bình. Với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước. Việt Nam chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào được nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao.

Trong khi đó, chỉ số HDI của Việt Nam vào năm 2018 bị giảm là có 16,3% do yếu tố bất bình đẳng gây ra. Sự sụt giảm thu nhập của Việt Nam có 18,1% là do bất bình đẳng và chỉ số GINI ở mức 35,3, trong nhóm các nước có chỉ số GINI thấp nhất của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Việt Nam cũng có kết quả tốt về khía cạnh bình đẳng giới. Chỉ số phát triển giới ở mức 1,003 đã đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu trong số 5 nhóm gồm 166 nước trên toàn thế giới, xếp thứ 68 trong số 162 nước về chỉ số phát triển giới.  Đặc biệt đáng khen ngợi là tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã giúp Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ này.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực quan trọng cần tiếp tục cải thiện: Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước xếp hạng thấp nhất toàn cầu về tỷ lệ giới tính khi sinh (1,12), bạo lực đối với phụ nữ gây ra bởi đối tượng không phải là chồng/ bạn tình (34,4%), và tỷ lệ phụ nữ có tài khoản tại các tổ chức tài chính hoặc với các công ty cung cấp dịch vụ tài chính qua di dộng (30,4%).

Về vấn đề phát triển môi trường và bền vững, Báo cáo Phát triển con người nêu bật tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước dẫn đầu toàn thế giới. Cùng lúc đó, Việt Nam lại nằm trong nhóm 1/3 các nước xếp hạng cuối về phát thải khí các-bon theo đầu người.

Báo cáo cho thấy rằng bất chấp các tiến bộ chưa từng có chống lại nghèo đói và bệnh tật, các vấn đề bất bình đẳng có tính hệ thống đang gây tổn thương sâu sắc tới xã hội của chúng ta. Báo cáo phân tích vấn đề bất bình đẳng ở ba bước: vượt ra ngoài thu nhập, mức bình quân và hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng không phải là không có giải pháp, báo cáo cũng đưa ra một loạt các lựa chọn chính sách để đối phó với vấn đề này.

Bất bình đẳng không thể chỉ được đóng khung xung quanh vấn đề thu nhập, nảy sinh từ và được đo lường bởi quan niệm kiếm tiền là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Việt Nam đã ý thức được vấn đề này và là một trong số ít các nước trên thế giới đã tiên phong áp dụng phương pháp và cách thức đo lường nghèo đa chiều kể từ năm 2015. Thành tựu của Việt Nam trong giảm nghèo đa chiều cũng rất đáng kể: chỉ số nghèo đa chiều (MPI) ở mức 0,019, xếp thứ 29 trong tổng số 102 nước và cũng trong nhóm dẫn đầu ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương về chỉ số này.

Bất bình đẳng cũng cần phải nhìn nhận thông qua lăng kính phân chia quyền lực, dù là quyền lực chính trị hay quyền lực độc quyền trên thị trường. Tiếp cận vượt lên khỏi vấn đề thu nhập sẽ đòi hỏi phải giải quyết các thông lệ xã hội và chính trị đã ăn sâu vào lịch sử và văn hóa của các quốc gia hoặc các nhóm dân cư khác nhau. Phẩm giá con người có được từ sự đối xử công bằng và không phân biệt có thể còn quan trọng hơn những chênh lệch trong phân bổ thu nhập.

Báo cáo kêu gọi phân tích và giải quyết các khoảng cách giới và bất bình đẳng trong suốt cuộc đời giữa các nhóm dân cư và các khu vực địa lý khác nhau. Các số liệu phân tách của Việt Nam cho thấy rằng dù có sự tiến bộ đáng kể ở cấp quốc gia, các nhóm dân tộc thiểu số vẫn tụt lại phía sau về nhiều mặt năng lực của con người, đặc biệt là tuổi thọ trung bình, sức khỏe và giáo dục (đặc biệt là dạy nghề và giáo dục ở bậc đại học/ cao đẳng).      

Nhìn ra khỏi hiện tại, báo cáo đặt câu hỏi vấn đề bất bình đẳng có thể thay đổi thế nào trong tương lai, đặc biệt chú ý đến hai xu hướng gây chấn động: biến đổi công nghệ và cuộc khủng hoảng khí hậu. Báo cáo Phát triển con người đề xuất các chính sách bảo trợ xã hội sẽ giúp, ví dụ, đảm bảo cạnh tranh công bằng cho các việc làm thông qua các nền tảng công nghệ phi tập trung, đầu tư vào học tập suốt đời để giúp người lao động thích nghi hoặc thay đổi sang các công việc mới, và đồng thuận quốc tế về đánh thuế các hoạt động số - tất cả nhằm góp phần xây dựng một nền kinh tế số mới, an toàn và ổn định như là một lực thúc đẩy sự thu hẹp các năng lực cơ bản thay vì phân hóa các năng lực nâng cao trong phát triển con người.

“Báo cáo Phát triển con người đưa ra cách thức và lí do tại sao các bất đình đẳng mang tính hệ thống đang làm tổn thương sâu sắc tới xã hội chúng ta”, Tổng Giám đốc UNDP, ông Achim Steiner, phát biểu trong lễ công bố báo cáo tại Bogotá, Colombia. “Bất bình đẳng không chỉ là câu chuyện một người kiếm được bao nhiêu tiền so với hàng xóm của họ. Đây còn là vấn đề phân phối của cải và quyền lực một cách bất bình đẳng: câu chuyện của các thông lệ xã hội và chính trị mà ngày hôm nay đang đẩy con người xuống đường biểu tình, và câu chuyện của các ngòi nổ sẽ dẫn đến tình trạng tương tự trong tương lai trừ khi có sự thay đổi. Nhận diện được bản chất vấn đề bất bình đẳng chỉ là bước đầu tiên; những bước đi tiếp theo sẽ là sự lựa chọn mà mỗi lãnh đạo các quốc gia cần phải đưa ra.”


Mạnh Hùng
(Nguồn: ĐCSVN)
Lượt người xem:  Views:   162
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by