Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Quốc tế
Thứ 3, Ngày 06/09/2022, 14:00
Những thách thức đón chờ tân Thủ tướng Anh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/09/2022 | H.T

Năm nay 47 tuổi, bà Truss xuất thân từ một gia đình theo đường lối cánh tả và ban đầu gia nhập Đảng Dân chủ Tự do trước khi chuyển sang Đảng Bảo thủ cánh hữu. Năm 2010, bà trở thành nghị sĩ khu vực bầu cử Tây Nam Norfolk và kể từ năm 2012, bà đảm nhiệm một loạt chức vụ cấp bộ trong ngành giáo dục, tài chính và tư pháp dưới thời Thủ tướng David Cameron, Theresa May và Boris Johnson.

Năm 2016, bà Truss từng ủng hộ Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm vào năm 2017. Trước khi được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh từ tháng 9-2021, bà Truss được giao nhiệm vụ Trưởng đoàn đàm phán của chính phủ về các thỏa thuận thương mại tự do mới với EU. Trong vai trò này, bà đã thể hiện quan điểm cứng rắn với Brussels. Giống như người tiền nhiệm Johnson, bà Truss cũng có quan điểm cứng rắn với Nga và ủng hộ Ukraine. Một trong những điểm gây chú ý hơn hết là phong cách ăn mặc và hình ảnh trước truyền thông của bà khiến nhiều người nghĩ tới “bà đầm thép” Margaret Thatcher-biểu tượng của các chính trị gia cánh hữu hoạt động năng nổ trong Đảng Bảo thủ.

ThutuongAnh-Truss.jpg

Tân Thủ tướng Anh Liz Truss. Ảnh: AP

Chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5-9 của bà Truss đã được giới phân tích dự đoán từ trước, song có vẻ như nhiệm kỳ thủ tướng của bà Truss sẽ không mấy êm đềm khi mà ngay từ ngày đầu nhậm chức, tân Thủ tướng Anh phải đối mặt với một loạt thách thức, trong bối cảnh “đảo quốc sương mù” đang rơi vào quãng thời gian được cho là biến động nhất trong thời kỳ hiện đại. Đó là cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, tài chính công suy yếu, những cuộc đình công nổ ra trên diện rộng và các vấn đề gây đau đầu liên quan đến chính sách đối ngoại-từ cuộc chiến Ukraine đến hậu quả của Brexit.

Bà Truss sẽ tiếp quản một chính phủ do Đảng Bảo thủ dẫn dắt sau 12 năm cầm quyền, vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lạm phát tại Anh đã tăng trên 10% vào tháng 7 lần đầu tiên sau 40 năm, chủ yếu là do chi phí năng lượng, thực phẩm và nhiên liệu tăng cao. Theo Ngân hàng Trung ương Anh, lạm phát sẽ tăng lên 13% vào cuối năm nay, đồng thời dự đoán kinh tế nước này sẽ bước vào suy thoái trước cuối năm nay.

Suy thoái kinh tế được cho là sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, đảo ngược xu hướng đóng cửa hậu Covid-19 vì tình trạng thiếu nhân viên kinh niên. Bên cạnh đó, để đối phó với tình trạng lạm phát và nợ quốc gia tăng cao, Chính phủ Anh đã tìm cách giảm tiền lương để ngăn chặn vòng xoáy lạm phát. Điều này khiến người lao động, vốn phải gánh chịu sức nặng chi phí sinh hoạt tăng cao, càng trở nên bất bình. Công đoàn Anh đã tổ chức hàng loạt cuộc đình công trên diện rộng để phản đối chính sách tăng lương dưới mức lạm phát trong cả khu vực công và tư nhân. Trong khi đó, Anh được cho là đã tụt hậu so với các quốc gia EU khác trong việc hỗ trợ các hóa đơn năng lượng cho người tiêu dùng, điều mà các nhà lập pháp đối lập đổ lỗi cho một chính phủ “bất động” của ông Johnson trong lúc chờ đợi cuộc bầu cử lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ.

Các tham vọng của tân Thủ tướng Truss, bao gồm giải quyết chi phí sinh hoạt, tăng chi tiêu quốc phòng và cắt giảm thuế, sẽ phụ thuộc vào tình trạng tài chính công. Theo ước tính của Văn phòng trách nhiệm ngân sách Anh, các đề xuất chính sách dài hạn của bà Truss-nhằm giữ thuế suất doanh nghiệp ở mức 19%, đảo ngược chiều hướng gia tăng bảo hiểm quốc gia, giảm thuế gia đình và tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2,5% GDP-sẽ tiêu tốn hơn 30 tỷ bảng.

Bên cạnh những thách thức về điều hành kinh tế, tân Thủ tướng Anh sẽ "thừa hưởng" hai thách thức về chính sách đối ngoại, đó là cuộc chiến Ukraine và mối quan hệ với EU ngày càng xấu đi do quá trình thực thi các thỏa thuận thương mại hậu Brexit liên quan đến Bắc Ireland. Bà Truss vốn ủng hộ việc thúc đẩy tiến trình sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland, song ý tưởng này khiến London có thể rơi vào tình huống căng thẳng ngoại giao với Brussels, đến mức có nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại.

Nhà lập pháp kỳ cựu của Đảng Bảo thủ David Davis mô tả những thách thức bà Truss phải đối mặt “có lẽ là khó khăn thứ hai trong các đời thủ tướng thời hậu chiến”, sau nữ Thủ tướng Margaret Thatcher của Đảng Bảo thủ vào năm 1979.

HÀ PHƯƠNG - Báo QĐNDVN

Lượt người xem:  Views:   122
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by