Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 4, Ngày 11/05/2022, 10:00
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 11
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/05/2022 | P.N

(TUAG)-  Sáng 11/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 11. Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là phiên họp xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (dự kiến ngày 23/5).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp, cùng các Phó chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, phiên họp thường kỳ tháng 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm xem xét, cho ý kiến về các nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV cũng như quyết định 1 số nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đánh giá cao các quan trình và cơ quan thẩm tra đã tích cực, khẩn trương và trách nhiệm trong việc hoàn thiện các Hồ sơ, tài liệu có liên quan trình và xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cùng với các Phiên họp trước đó đây là Phiên họp cuối để tập trung xem xét, cho ý kiến các nội dung còn lại chuẩn bị cho Kỳ họp quan trọng – Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Xem xét nhiều nội dung quan trọng trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Đối với nhóm vấn đề Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội cho ý kiến, quyết định tại kỳ họp thứ 3, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ  cho ý kiến về: báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra do Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách chủ trì, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc cập nhật, bổ sung kết quả thực hiện nhiêm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, đặc biệt lưu ý về nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu đạt được có thay đổi lớn so với Báo cáo của Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Nhấn mạnh đây là Báo cáo đánh giá bổ sung, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu lý giải những thay đổi lớn và đánh giá rõ chất lượng công tác dự báo phân tích, đánh giá dự báo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan. “Việc xem xét, đánh giá cần đặt năm 2021 trong bối cảnh là năm đầu tiên chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm,…”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tập trung đánh giá phân tích tình hình triển khai các Nghị quyết của Quốc hội và kết quả các tháng đầu năm bao gồm cả Nghị quyết của Quốc hội về phòng chống dịch Covid -19, Nghị quyết về chính sách tài khóa tiền tệ, hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong 2 năm 2022 và 2023;….

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ 

Đối với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội cho biết: Theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội  đồng nhân dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền cũng như tổng hợp Báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, các cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội.

Đề nâng cao chất lượng các Báo cáo cũng như tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tập trung đánh giá trách nhiệm của từng cơ quan Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, của Chính phủ, các bộ, ngành trong nghiên cứu giải quyết các kiến nghị của cử tri cũng như thể hiện trách nhiệm quản lý nhà nước theo lĩnh vực phụ trách.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong lĩnh vực này, bên cạnh kết quả đạt được như: chất lượng giải quyết kiến nghị cử tri ngày càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, nhiều kiến nghị của cử tri được giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện đời sống nhân dân đặc biệt trong giai đoạn đời sống sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn do tác động của Covid 19. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thẳng thắn và đánh giá tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong các Báo cáo nhất là tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cử tri, doanh nghiệp, những vấn đề nổi lên về  kinh tế - xã hội được nhân dân quan tâm, tâm tư tình cảm nguyện vọng của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

“Cần có sự phối hợp chặt chẽ, nỗ lực để  Kỳ họp thứ 3 có cải tiến trong nội dung giám sát,  tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đồng thời, tiến tới đổi mới và bước đầu nâng cao  hơn nữa hiệu quả công tác dân nguyện nói chung cũng như việc phản ánh tâm tư nguyện vọng mà người dân gửi tới Quốc hội,…”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Liên quan đến nội dung trình Quốc hội hội xem xét, quyết định: Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa -Vũng Tàu (giai đoạn 1) (nếu đủ điều kiện), Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là 5 dự án quan trọng quốc gia. Các dự án có sử dụng đa dạng các nguồn vốn của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, vốn đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và vốn đầu tư thuộc gói kích thích kinh tế cũng như các nguồn vốn hợp pháp khác.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sự cần thiết, cấp bách, việc phân kỳ đầu tư cũng như sự phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch chiến lược. Ngoài ra cần chú ý đến hình thức đầu tư, cơ cấu các nguồn vốn đầu tư nhất là tính khả thi của việc bố trí cơ cấu vốn, tránh việc Quốc hội phê chuẩn chủ trương đầu tư nhưng không triển khai được.  Bên cạnh đó, cũng cần có sự so sánh với các Danh mục dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư công, các gói kích thích kinh tế Chính phủ đã trình.

UBTVQU-hopphien11-3.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái (thứ 2 từ trái sang), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (thứ 3 từ trái sang) tham dự Phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý tập trung cho những công trình dự án trọng điểm, có tính chiến lược, nhất là dự án liên kết vùng nhằm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ; yêu cầu Kiểm toán Nhà nước sớm có Báo cáo về 5 dự án quan trọng quốc gia này,…

Ngoài nội dung nêu trên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Uỷ ban Thường vụ tập trung cho ý kiến về những cơ chế, chính sách đặc thù mà Chính phủ đề xuất triển khai dự án và xem xét có đủ điều kiện để Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 3. Nếu đủ điều kiện, chỉ rõ những nội dung cụ thể Chính phủ phải hoàn thiện.

Về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội cho biết, thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả kỳ họp Quốc hội.

Nhấn mạnh, chất lượng hoạt động của Quốc hội thể hiện qua chất lượng các Kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội lưu ý mục tiêu làm sao thời gian họp ngắn nhưng chất lượng phải được đảm bảo. Đây cũng là nguyện vọng mong muốn của không chỉ cử tri và còn là mong muốn đổi mới của Quốc hội. “rút ngắn thời gian nhưng phải đảm bảo chất lượng là yêu cầu cần thực hiện song hành”.

Trên cơ sở Tờ trình, báo cáo của Văn phòng Quốc hội, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quôc hội cho ý kiến về sự cần thiết, quan điểm định hướng sửa đổi bổ sung. “Sửa đổi phải thuyết phục, theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động Quốc hội, Quốc hội hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, mở rộng dân chủ, tăng cường pháp quyền, … “, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu những nội dung sửa đổi, bổ sung đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định hay chưa nếu chưa đủ điều kiện cần tiếp tục chuẩn bị nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất.

Về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội lưu ý đây là Phiên họp cuối cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát, cho ý kiến về công tác chuẩn bị và chương trình Kỳ họp, những vấn đề lớn quan trọng cần có sự trao đổi thống nhất giữa Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác để đảm bảo rút ngắn tối đa thời gian đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng kỳ họp Quốc hội.

“Theo dự kiến khối lượng công việc tại Kỳ họp thứ 3 rất lớn, nhất là về công tác lập pháp, Quốc hội xem xét thông qua 5 luật , 4 nghi quyết cho ý kiến  6 dự án luật khác. Đồng thời, xem xét để ban hành  Nghị quyết chung của Kỳ họp cũng như tiến hành các hoạt động giám sát tối cao và xem xét nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.’, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Chỉ thông qua các nội dung đủ điều kiện, có sự đồng thuận cao

Đối với nhóm vấn đề lớn thứ hai, nội dung thuộc thẩm quyền xem xét của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại phiên họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc thành lập thị trấn Phương Sơn thuộc huyện Lục Nam và thành lập thị trấn Bắc Lý thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét việc chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước; Xem xét việc: dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; bổ sung kế hoạch ngân sách trung ương năm 2022 trong nước phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương.

Với những nội dung này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẳng thắn thảo luận cho ý kiến về các vấn đề trọng tâm, lý giải lý do chậm trễ, làm rõ trách nhiệm cụ thể,..  Nếu nội dung nào chưa đủ điều kiện thì Uỷ ban Thường vụ sẽ dành thời gian họp vào thời điểm khác để xem xét; Chỉ quyết định/thông qua các nội dung đã rõ, đủ chín, đủ điều kiện, tạo được sự đồng thuận cao;…

UBTVQU-hopphien11-4.jpg

Dự kiến chương trình Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  kéo dài 03 ngày làm việc (từ 11/5 đến 13/5)

Với nhiều nội dung quan trọng nêu trên, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến họp trong 3 ngày từ 11 -13/5/2022. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến thực tế của Phiên họp,  Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ có xem xét, điều chỉnh cụ thể, phù hợp. Lưu ý thời gian Phiên họp diễn ra sát ngày khai mạc Kỳ họp thứ 3, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tranh thủ tối đa thời gian xem xét, cho ý kiến các nội dung của Phiên họp, các thành viên Thường vụ phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dự họp đầy đủ, đúng thành phần, nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra ý kiến chất lượng nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.

PN

Lượt người xem:  Views:   102
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by