Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 3, Ngày 16/03/2021, 14:00
Lá phiếu bầu nhìn từ hai phía
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/03/2021

(TUAG)- Ngày 23/5/2021 cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tự tay bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân  (HĐND) các cấp. Đây là dịp định kỳ 5 năm một lần để người dân lựa chọn những đại biểu ưu tú nhất, xứng đáng nhất đại diện cho Nhân dân để bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất. Tuy nhiên, để cuộc bầu cử thắng lợi như mong đợi thì người được bầu lẫn người đi bầu cần thể hiện rõ ràng, trung thực, trách nhiệm với lá phiếu bầu chọn.

 Bac_di_bau_cu_1.jpg

Trước hết về phía ứng viên các cấp, luật pháp đã có qui định rất cụ thể về tiêu chuẩn được giới thiệu như: Độ tuổi, trình độ học vấn, chính trị, thành phần xã hội, quá trình công tác, độ tín nhiệm ở cơ quan, chính quyền địa phương… trong đó mọi công dân nếu đủ điều kiện đều có quyền tham gia tự ứng cử theo qui định chung.

Vấn đề đáng nói ở đây là đã có một số ít trường hợp tự vận động tranh cử trái luật. Một số ứng viên trước khi tranh cử đã có một chương trình hành động rất bài bản, thuyết phục, tạo được sự tin tưởng rất cao từ cử tri. Tuy nhiên, sau khi trúng cử họ không thực hiện hay thực hiện cầm chừng, qua loa, chiếu lệ chương trình hành động của bản thân mình khiến dư luận bức xúc và mất niềm tin.

Một số đại biểu trúng cử còn thường xuyên vắng mặt trong các buổi tiếp xúc cử tri (TXCT) với nhiều lý do không chính đáng dù cử tri rất mong muốn bày tỏ nhiều vấn đề quan trọng với đại biểu. Một số khác thường có mặt để lắng nghe và hứa hẹn với những ngôn từ rất quen thuộc như “chân thành tiếp thu và sẽ trình lên cơ quan có thẩm quyền sớm giải quyết và sẽ trả lời trong kỳ họp lần sau”. Tuy nhiên, đã có nhiều bức xúc kéo dài qua nhiều lần TXCT không được nhắc đến hay nếu có chỉ là những lời hứa suông. Đó là chưa kể đến một số ứng viên hứa hẹn “dù trúng cử hay không trúng cử thì sẽ ra sức phục vụ Nhân dân”, họ còn hứa hẹn sẽ hỗ trợ địa phương một số công trình phúc lợi dân sinh nhưng sau đó khi thất cử họ đã “bỏ của chạy lấy người”. Một số ứng viên còn tỏ ra quan tâm, gần gũi tiếp cận cử tri nơi mình ứng cử trong khi trước đó họ không hề quan tâm đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân địa phương, đây là một hình thức thiếu trung thực, thiếu thành tâm, tư lợi cần phải loại trừ.

Ở góc độ cử tri, phải nói rằng đại đa số đều ý thức rất rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi cầm lá phiếu bầu trong tay. Tất cả đều sáng suốt lựa chọn, cân nhắc những đại biểu đủ đức, đủ tài để đảm đương nhiệm vụ quan trọng tại Quốc hội và HĐND các cấp. Tất cả danh sách ứng viên đều được họ xem xét, phân tích, đánh giá rất kỹ lưỡng, đa chiều trước lá phiếu bầu chọn của mình. Nhiều cá nhân, địa phương còn thực hiện việc bầu đủ, bầu đúng, bầu sớm với khí thế sôi nổi, phấn khởi, trách nhiệm cao, nhiều điểm bầu cử hoàn thành việc bầu cử sớm hơn thời gian qui định chung.

Tuy nhiên vẫn còn một số ít cử tri lại rất lơ là, qua loa với việc bầu cử với suy nghĩ “bầu cho có lệ nhưng thực ra tất cả đại biểu trúng cử đều đã được sắp xếp từ trước”. Đây là suy nghĩ rất lệch lạc, thiếu trách nhiệm dễ dàng cho bọn xấu kích động đến uy tín của Đảng, Quốc hội, Nhà nước ta. Một số cử tri không quan tâm đến lý lịch, khả năng phục vụ Nhân dân của ứng viên với tâm lý “ai đậu cũng xong” dẫn đến bầu chọn một cách tùy tiện, vô tư mà theo nhiều người nói vui “họ sẵn sàng gạch tên những ứng viên từ trên xuống cho mau lẹ”. Nhiều cử tri còn bầu sai số ứng viên theo hướng dẫn để lá phiếu của mình không hợp lệ, góp phần làm giảm sự thành công chung của cuộc bầu cử.

Một biểu hiện khác đã và đang diễn ra là tâm lý ỷ lại khi cho rằng “mình không đến điểm bầu cử thì tổ bầu cử cũng sẽ mang thùng phiếu đến tận gia đình”. Đã vậy xảy ra tình trạng một cử tri bầu thay cho nhiều thành viên trong gia đình dù luật đã qui định, thùng phiếu lưu động chỉ mang đến cho những người khuyết tật, ốm đau và mỗi người chỉ được bầu một lần bằng lá phiếu của chính mình lựa chọn.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là do tính chất thi đua từ các tổ bầu cử nên rất nhiều điểm đã mang thùng phiếu lưu động xuống các hộ dân để mau hoàn thành tiến độ, hành động nầy là chưa đúng và chỉ thực hiện khi thời gian bầu cử sắp kết thúc và số phiếu chưa đạt 100%.

Ngày bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp đã gần kề, hơn lúc nào hết các ứng viên lẫn cử tri cần rà soát lại các vấn đề có liên quan đến bản thân mình, thể hiện tốt nhất quyền bầu cử, ứng cử của toàn dân theo Hiến pháp đã qui định với tinh thần trách nhiệm cao nhất để cuộc bầu cử diễn ra nhanh chóng, trung thực, đúng luật định để có được những đại biểu thực sử tiêu biểu, ưu tú, gương mẫu hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân./.

Trương Thanh Liêm

Lượt người xem:  Views:   151
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by