Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thể thao - Du lịch

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thể thao - Du lịch
Chủ Nhật, Ngày 22/08/2021, 12:00
Định hướng phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/08/2021 | TTCTTT

(TUAG)- ​An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, có đường biên giới Quốc gia dài gần 100km, là cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia.

Cau-Nguyen-Thai-Hoc.jpg

Những năm qua, An Giang đã thực hiện đầu tư nhiều công trình, dự án phát triển hạ tầng giao thông, hoàn chỉnh dần kết cấu hạ tầng, kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, bến cảng hàng hóa và các khu du lịch. Sở Giao thông vận tải đang thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và đường thủy tỉnh An Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay đồng thời phù hợp với quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ góp phần kết nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, một số công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ được Trung ương quan tâm đầu tư như: Dự án Tuyến nối Quốc lộ 91 và Tuyến tránh thành phố Long Xuyên với chiều dài khoảng 17,3 km, dự kiến sẽ thi công vào tháng 10/2021; thực hiện chuyển một số đường tỉnh 848, 942, 954, 952 thành quốc lộ 80B trong năm 2021; Dự án đường cao tốc Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (tỉnh An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng với điểm đầu tuyến kết nối cửa khẩu Tịnh Biên, thuộc xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và điểm cuối tuyến giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu (khoảng Km81+750 lý trình Quốc lộ Nam Sông Hậu), thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng với chiều dài tuyến 197,22km; nâng cấp tải trọng 4 cầu yếu trên tuyến Quốc lộ 91 đoạn đi qua tỉnh An Giang trong đó có Cầu Bình Hòa và cầu Ông Quít đã đưa vào Hiệp định vay vốn ODA, Cầu Hoàng Diệu, Nguyễn Trung Trực sẽ tiến hành sửa chữa, nâng tải trọng từ nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ trung ương năm 2022; Dự án Tuyến đường tránh thị trấn Cái Dầu với chiều dài tuyến10km.

Lamvien-nuiCam.jpg

Khu du lịch Núi Cấm, huyện Tịnh Biên.

Ngoài các dự án được Trung ương đầu tư, tỉnh An Giang sẽ chủ động tích cực thực hiện đầu tư một số công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm phủ rộng và kết nối với các trục giao thông dọc đã được hoàn chỉnh. Trong đó một số dự án đã được thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 03 dự án trong năm 2021 như: Dự án Nâng cấp mở rộng Đường tỉnh 943 (Đoạn từ ngã 3 đường số 1 đến cầu Phú Hòa); Dự án Nâng cấp tuyến đường liên tỉnh nối từ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang qua khu vực tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang (ĐT.945) - đoạn qua huyện Châu Phú (15km); Dự án Nâng cấp mở rộng khẩn cấp đường tỉnh 948 thuộc tuyến Quốc phòng an ninh vùng Biên giới và dân tộc (chiều dài 9.601 km - từ cầu Bưng Tiền đến ngã ba đường lên Lâm Viên Núi Cấm) và triển khai thực hiện, khởi công mới 14 dự án trong năm 2021 hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2025.

Bên cạnh việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án mới thì thực hiện song song công tác bảo dưỡng thường xuyên và duy tu sửa chữa cục bộ những đoạn đường hư hỏng trên tuyến đường tỉnh nhằm đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao thời gian sử dụng công trình bằng các nguồn kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp giao thông, nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ. Đồng thời tranh thủ nguồn vốn 65% Quỹ bảo trì đường bộ trung ương để duy tu sửa chữa thảm bê tông nhựa mặt đường một số tuyến đường như Quốc lộ 91C, Quốc lộ N1 và Quốc lộ 91, 16km đoạn qua thành phố Long Xuyên.

Trong công tác phát triển hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn phấn đấu đến năm 2025 có 90% và năm 2030 có 100% các tuyến đường huyện phải được láng nhựa hoặc bê tông xi măng và đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng (mặt nhựa 5,5m, nền 7,5m, lộ giới 27,5m). Đối với các tuyến đường xã, phấn đấu đến năm 2025 có 40% và năm 2030 có 50% các tuyến đường được láng nhựa hoặc bê tông xi măng và đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng. Trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ triển khai thực hiện hoàn thành Đề án xã hội hóa xây dựng cầu giao thông nông thôn (giai đoạn 2). Mục tiêu xây dựng hoàn thành 167 cầu trên toàn tỉnh, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 475 tỷ đồng.

TC-thuchien16-a.png

Với hệ thống tuyến đường thủy phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa của người dân trong khu vực, đã có 04 dự án nạo vét thông luồng và chỉnh trị dòng chảy đang triển khai như: Dự án Sông Hậu đoạn từ đuôi Cồn Cóc lên bến đò Chợ Mới Phước Hưng; dự án Kênh Đào, đoạn đầu cồn Khánh Hòa; dự án Chỉnh trị dòng chảy sông Hậu (nhánh Trái theo hướng Châu Đốc - Long Xuyên) đoạn qua cù lao Mỹ Hòa Hưng; dự án sông Cái Vừng (giai đoạn kéo dài) và dự kiến tiếp tục triển khai 05 dự án nạo vét thông luồng như: Dự án Sông Hậu đoạn từ bến đò Chợ Mới, xã Phước Hưng đến bến đò qua đồn Biên phòng Đồng Đức, xã Quốc Thái; dự án Sông Hậu (đoạn ngã ba sông Vàm Nao - Cảng Bình Long); dự án Sông Tiền (nhánh Cù Lao Tây); dự án Sông Tiền (rạch Cù Lao Giêng); dự án Sông Hậu (đoạn từ bến đò Chợ Mới, xã Phước Hưng đến bến đò qua đồn biên phòng Đồng Đức, xã Quốc Thái).

Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như: Công tác giải phóng mặt bằng kéo dài gây phát sinh chi phí, làm chậm đưa công trình vào khai thác; nguồn vốn dành cho công tác duy tu, sửa chữa định kỳ còn thiếu so với nhu cầu nên nhiều dự án chưa được triển khai nâng cấp, nhiều đường tỉnh xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông; tình hình sạt lở bờ sông cặp theo các tuyến đường vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp và tình trạng tái lấn chiếm hành lang lộ giới vẫn còn đang diễn ra… Tuy nhiên thời gian tới, tỉnh An Giang sẽ nỗ lực, quyết tâm, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài tỉnh,  nhằm phát triển hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết nối các điểm tập trung dân cư, các vùng sản xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông, khu du lịch và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy liên hoàn kết nối hợp lý giữa các trục quốc lộ, đường liên tỉnh với các đường liên huyện, kết nối giao thông thông suốt trong các vùng miền và với hệ thống giao thông trong cả nước.

NGUYỄN PHÚ TÂN

TUV, Giám đốc Sở Giao thông vận tải

Lượt người xem:  Views:   728
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by