Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Y tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Y tế
Thứ 5, Ngày 15/10/2020, 15:00
Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/10/2020 | Hạnh Châu

(TUAG)- Bác sĩ Hà Minh Đức, Trưởng Khoa tim mạch can thiệp đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang đang thực hiện đề tài cơ sở: "Nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang", từ tháng 9-2019 đến 2-2021. Hiện đã hoàn thành giai đoạn 1, đánh giá kết quả và tổ chức hội thảo khoa học triển khai mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp. Đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, để đánh giá kết quả xây dựng mô hình.

Bác sĩ Đức cho biết: "Đột quỵ là một trong những vấn đề sức khỏe của toàn cầu và tỉnh. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đột quỵ đứng hàng 3 trên thế giới sau tim mạch và ung thư. Do đó bệnh viện rất quan tâm cấp cứu đột quỵ và tiến hành khảo sát đề tài này. Mục tiêu đề tài nhằm khảo sát thực trạng đặc điểm bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp nhập điều trị tại bệnh viện; đánh giá kết quả thực hiện mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp áp dụng tại bệnh viện nhằm kịp thời chẩn đoán và cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp trong thời gian vàng. Làm sao để bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện kịp thời trong khoảng thời gian vàng, để cấp cứu, can thiệp, cứu sống bệnh nhân".

Nghien-cuu-dot-quy-1.jpg

Ê-kip thực hiện cas lấy cục máu trên não bệnh nhân ra.

Theo bác sĩ Đức, bởi có những khoảng thời gian rất quan trọng từ khi bệnh nhân xảy ra đột quỵ đến cơ sơ y tế gần nhất và khoảng thời gian từ cơ  sơ y tế đến bệnh viện có đủ điều kiện, trang thiết bị để cấp cứu bệnh nhân. Đây là 2 khoảng thời gian rất quan trọng và khoảng thời gian thứ 3 khi bệnh nhân đến phòng cấp cứu của bệnh viện và đến lúc bệnh nhân được chích mũi thuốc vào mạch máu. Đây là mốc thời gian cực kỳ quan trọng, do đó bệnh viện tiến hành làm mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp; làm sao cho bệnh nhân từ khi từ cơ sở y tế  chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh thời gian sớm nhất và khi bệnh nhân đến phòng cấp cứu đến khi được chích mũi thuốc trong thời gian sớm nhất.

Qua khảo sát sơ bộ trước khi nghiên cứu, bệnh viện đã khảo sát thời gian từ lúc bệnh nhân tới phòng cấp cứu tới chích mũi thuốc là khoảng 45 phút. Đây là khoảng thời gian được khuyến cáo. Sau khi mô hình nghiên cứu này được áp dụng, mong rằng thời gian từ khi bệnh nhân vào cấp cứu đến khi được chích mũi thuốc hoặc can thiệp nhỏ hơn 45 phút và ước mong là 30  phút; bởi can thiệp càng sớm tế bào não của bệnh nhân không bị mất đi và mỗi phút trôi qua có 2 triệu tế bào não bị mất đi và tế bào não sẽ mất không phục hồi được.

"Mô hình này trước mắt nghiên cứu tại khu vực Châu Đốc gồm các huyện lân cận: TX. Tân Châu, huyện An Phú, Tịnh Biên, Châu Phú và tại TP. Châu Đốc. Nếu mô hình này có hiệu quả sẽ nhân rộng ra toàn tỉnh và ngành y tế An Giang thực hiện mô hình cấp cứu đột quỵ, để cho người dân được cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian sớm nhất"- bác sĩ Đức cho biết. 

Thực trạng thời gian qua, đa phần bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tới bệnh viện muộn quá thời gian vàng để điều trị cấp cứu bằng thuốc (thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch) hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dụng cụ solitaire). Sự chậm trễ này thường do gia đình và cộng đồng còn thụ động chưa nhận biết được thế nào là bị đột quỵ, lực lượng cấp cứu ngoại viện hành động chưa kịp thời, phân loại bệnh chưa tốt và do tại bệnh viện khám bệnh nhân, chẩn đoán hình ảnh tiến hành chậm, chăm sóc cấp cứu bệnh nhân chưa chuyên sâu, chưa cấp bách. Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang được Sở Y tế đồng ý thành lập đơn vị can thiệp nội mạch để điều trị cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cấp kịp thời trong giờ vàng. Để đáp ứng cho tiêu chuẩn thời gian vàng cho cấp cứu đột quỵ bệnh viện xây dựng phác đồ cấp cứu đột quỵ theo khuyến cáo và ứng dụng công nghệ thông minh nhằm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật cho người bệnh.

Nghien-cuu-dot-quy-2.jpg

Bác sĩ Hà Minh Đức đang xem hình ảnh một trường hợp đột quỵ.

Theo kết quả điều trị tiêu sợi huyết tại bệnh viện từ tháng 4 đến tháng 10-2019 trên 43 cas đột quỵ cấp vào viện trong giờ vàng dùng rtPA (điều trị tiêu huyết khối), có đặc điểm sau: nhập viện trong thời gian vàng chỉ 8,7%; tuổi thấp nhất 43 tuổi, cao nhất 88 tuổi; 55,8% bệnh nhân tự đến. Thời gian từ lúc khởi phát đột quỵ đến lúc vào viện nhỏ nhất 30 phút, dài nhất 160 phút; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu cấp nhập viện trong thời gian vàng (43/494 cas) chiếm 8,7%. Kết quả điều trị sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối tĩnh mạch trong nghiên cứu: phục hồi 55,8%, không thay đổi 39,7%, nặng hơn 4,7%.

Theo bác sĩ Đức, qua nghiên cứu cho thấy đột quỵ là vấn đề sức khỏe cần quan tâm của cộng đồng; tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 2, tỷ lệ tàn phế đứng hàng thứ 1; thời gian vàng cho điều trị từ 3- 4,5 giờ, can thiệp dưới 6 giờ, càng sớm khả năng phục hồi bệnh nhân càng cao. Vì vậy xây dựng hệ thống cấp cứu đột quỵ là rất cần thiết để kịp thời cứu sống bệnh nhân.

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   777
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by