Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Y tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Y tế
Thứ 4, Ngày 06/05/2020, 12:00
Hệ thống xét nghiệm COVID-19 ở An Giang đúng quy trình, giá cả hợp lý
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/05/2020 | Hạnh Châu

​(TUAG)- Sau khi cơ quan chức năng khởi tố, bắt 7 cán bộ, nhân viên tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội do "thổi" giá hàng tỷ đồng khi mua máy xét nghiệm COVID -19 đã khiến cộng đồng "nổi sóng". Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương và nhiều bệnh viện báo cáo kết quả mua sắm thiết bị. Nhiều địa phương đã báo cáo tình hình mua máy xét nghiệm với nhiều mức giá khác nhau.

Tuy nhiên thực tế, không thể so sánh giữa các địa phương với nhau, bởi việc đưa ra giá máy như thế nào liên quan đến rất nhiều thứ, như: cấu hình, model, công năng, nhà sản xuất, năm sản xuất, các gói lựa chọn đi kèm và cả số lượng vật tư tiêu hao (bộ kit) là bao nhiêu khi "đàm phán" mua máy.

Giám đốc Sở Y tế Từ Quốc Tuấn khẳng định: "Hệ thống xét nghiệm COVID-19 do Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đầu tư có xuất xứ Đức, công suất cao, xét nghiệm 96 mẫu/lần, tính năng mở, hoàn toàn tự động, phù hợp với điều kiện cụ thể".


Đoàn công tác của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh kiểm chuẩn đánh giá năng lực xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.

BS CK II Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết: "Khi lựa chọn đầu tư hệ thống xét nghiệm COVID-19 bệnh viện đặt ra các tiêu chí: dịch bệnh COVID-19 đang thời kỳ cao điểm, dự kiến lượng mẫu hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mẫu/ngày, do dó cần máy công suất lớn, tốc độ nhanh (tối đa 96 mẫu/lần ly trích/2 giờ, bao gồm thời gian nạp mẫu và pha Mix). Thu được sản phẩm DNA, RNA tinh sạch, nhanh chất lượng; hệ thống mở có thể sử dụng hóa chất nhiều hãng (ưu tiên chọn sinh phẩm khuyến cáo WHO, Bộ Y tế, chất lượng, giá hợp lý...); chạy được nhiều chương trình cùng lúc và nhiều tính năng hữu dụng khác; phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt".

"Đặc biệt, để tránh lãng phí, không chỉ sử dụng cho xét nghiệm COVID-19, sau mùa dịch COVID-19, hệ thống này còn phải hoạt động được các xét nghiệm hữu ích phục vụ khám, chẩn đoán và điều tị bệnh nhân trong và ngoài tỉnh như: xét nghiệm đo tải lượng virus HIV, HBV, HCV, xét nghiệm chẩn đoán lao, sốt xuất huyết sớm ở ngày sốt đầu tiên, xét nghiệm định danh các tác nhân gây bệnh cúm khác, xét nghiệm tìm vi trùng gây bệnh... Do đó bệnh viện đã đề xuất đầu tư hệ thống tách chiết DNA/RNA và Realtime PCR phát hiện, định danh, định lượng gene các tác nhân sinh học, hệ thống thực hiện tự động hoàn toàn các bước: tách chiết  DNA/RNA, thiết lập phản ứng PCR-Realtime PCR cho đến phân tích sinh học"- bà Hạnh nói thêm.

Hệ thống bệnh viện đầu tư có xuất xứ từ Đức; hệ thống có giải pháp linh hoạt với nền tảng là hệ thống mở sử dụng tương thích với Kit thử của nhiều hãng khác nhau. Công suất cho tách chiết lên tới 400-500 mẫu/ngày, 96 mẫu/lượt với khay 96 deepwell plate. Sau khi bệnh viện cải tạo, sửa chữa một phần Khoa xét nghiệm để đạt phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, có đầy đủ các phòng, gồm: phòng xử lý bệnh phẩm ban đầu; phòng tách chiết; phòng pha Master Mix, phòng nạp mẫu, phòng máy. Bệnh viện đã cho lắp đặt các thiết bị của hệ thống xét nghiệm COVID-19, đồng thời mời Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ kiểm chuẩn đánh giá năng lực xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2. Kết quả Viện pasteur TP. Hồ Chí Minh kết luận: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang có đủ năng lực về cơ sở vật chất, an toàn sinh học, nhân sự, trang thiết bị để triển khai xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2. Ngày 09/4/2020, Bộ Y tế đã quyết định cho phép thực hiện xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 đối với đơn vị Khoa xét nghiệm-Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.

Ngoài ra, bệnh viện còn đầu tư máy hỗ trợ trao đổi oxy ngoài cơ thể-ECMO để điều trị người bệnh viêm phổi do chủng virus COVID-19 nặng.

Bà Hạnh khẳng định: "Bệnh viện đầu tư hệ thống realtime RT-PCR xét nghiệm SARS-CoV-2 và hệ thống ECMO là đúng quy trình, quy định, giá cả hợp lý. Hệ thống xét nghiệm COVID-19 có tổng kinh phí đầu tư 5 tỷ đồng (trong đó, gồm: hệ thống mở 96 giếng, tính năng hiện đại, công suất cao, xuất xứ Châu Âu (Đức) trị giá 4,129 tỷ đồng và các trang thiết bị khác để hoàn thành phòng sinh học phân tử), đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch, chẩn đoán và điều trị bệnh cho nhân dân tỉnh nhà và khu vực. Hệ thống realtime RT-PCR xét nghiệm SARS-CoV-2 của bệnh viện làm theo quy trình Berlin (khuyến cáo của WHO/CDC) được Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh công nhận và Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng thực hiện theo quy trình này".

Trong lúc cao điểm dịch, nhiều địa phương đầu tư, máy các công ty có hạn, công ty muốn bán giá cao, việc đàm phán có máy với giá hợp lý là rất khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ tỉnh giao. Theo Bộ y tế: Hiện cả nước có 112 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19, nhưng chỉ có 48 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm khẳng định (trong đó có Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang). "Từ khi hoạt động đến nay Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang đã xét nghiệm gần 1.000 mẫu, kết quả đều âm tính với SARS-CoV-2"-BS Hạnh nói.


Hiện trên thị trường, máy xét nghiệm COVID-19 có rất nhiều loại. Cũng như xe ô tô có nhiều loại xe, nhiều đời, nhiều phiên bản từ thấp đến cao, hay nơi sản xuất, tiêu chuẩn thị trường tiêu thụ, để có giá khác nhau. Máy xét nghiệm COVID-19 cũng như vậy. Đó là chưa kể, địa phương nào thiếu thứ gì thì đầu tư, trang bị thứ đó, không nhất thiết phải trang bị đủ một gói đồng bộ. Đồng thời giá máy xét nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thiết bị khuếch đại và phân tích kết quả (máy PCR); hệ thống tách chiết, hệ thống trộn, đĩa ly tâm... (tùy từng hãng, model, công suất từng loại máy, nhu cầu... mà có những phụ trợ đi kèm). Đơn vị nào mua hệ thống đầy đủ, đơn vị nào mua theo nhu cầu (thiếu đâu mua đến đó) thì rõ ràng sẽ có mức giá khác nhau. Dù là cùng hãng nhưng xuất xứ từ Đức, khác với Mỹ, Thụy Sĩ... sản xuất, nên để so sánh địa phương này mua máy xét nghiệm COVID-19 chỉ có giá 1,5 tỷ đồng hay một địa phương khác mua 4-5 tỷ đồng là sự so sánh khập khiễng. Như theo Sở Y tế TP. Đà Nẵng: hệ thống Realtime PCR xét nghiệm COVID-19 do Đà Nẵng mua và bàn giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng có giá chỉ khoảng 1,4 tỷ đồng. Mức giá 1,4 tỷ đồng là do Sở Y tế Đà Nẵng chỉ mua duy nhất máy Realtime PCR, không phải mua cả một hệ thống hoàn chỉnh. Còn về việc có hay không một số tỉnh, thành mua máy xét nghiệm COVID-19 với mức giá cao, không hợp lý đang được Bộ Y tế rà soát, thẩm định, thanh tra và sẽ được ngành chức năng xử lý nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   8855
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by