Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Y tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Y tế
Thứ 2, Ngày 20/06/2022, 18:00
An Giang họp trực tuyến với Chính phủ về công tác y tế và phòng, chống dịch
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/06/2022 | Trường Giang

(TUAG)- Sáng 20/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch và công tác y tế. Chủ trì tại điểm cầu tỉnh An Giang có đồng chí Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; đại diện lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý khu kinh tế, Liên đoàn lao động tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.

Hop-tyructuyen-yte-1.jpg

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ Trưởng Đỗ Xuân Tuyên, phụ trách Bộ Y tế cho biết: Đến ngày 18/6/2022, thế giới ghi nhận trên 544 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,3 triệu trường hợp tử vong. Trong tuần, ghi nhận trên 3,5 triệu ca mắc mới, trên 8.000 trường hợp tử vong. So với tuần trước, số mắc giảm 7%, tử vong giảm 19%.

Tại Việt Nam, cả nước đã ghi nhận trên 10,7 triệu ca mắc, hơn 9,5 triệu người đã khỏi bệnh (89%), 43.083 ca tử vong (Việt Nam đứng thứ 111/227 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ mắc trên 1 triệu dân và đứng thứ 133/227 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ ca tử vong trên 1 triệu dân; tỷ lệ tử vong so số ca mắc của Việt Nam hiện ở mức 0,4% (thấp hơn nhiều mức trung bình chung thế giới là 1,2%).

Dịch có xu hướng giảm tương đối ổn định từ cuối tháng 3/2022 đến nay; trong những ngày gần đây chỉ ghi nhận khoảng dưới 700 ca/ngày (so với thời kỳ đỉnh dịch khoảng trên 170.000 ca/ngày và thấp nhất trong gần 12 tháng qua), trong vòng 30 ngày qua có 21 ngày không ghi nhận ca tử vong.

Đến ngày 17/6/2022, Việt Nam đã tiêm được hơn 225,2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 (tỷ lệ sử dụng đạt 98,6%). Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỷ lệ tiêm các mũi 1,2,3,4 tương ứng xấp xỉ 100%, 100%, 64,5% và 11,5%; trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm các mũi 1, 2 đạt tỷ lệ xấp xỉ 100% và 97,7%; trẻ từ 5 đến 11 tuổi tiêm các mũi 1, 2 đạt tỷ lệ xấp xỉ 43,3% và 7%. Trong tháng 5/2022, cả nước triển khai được khoảng 3 triệu liều mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên. Tiến độ tiêm có xu hướng chậm; nếu tiến độ tiêm mũi 3 trong tháng 6/2022 chỉ đạt khoảng 3 triệu liều như trong tháng 5/2022 thì đến hết quý II/2022 dự báo chỉ đạt khoảng gần 70%. Trong tháng 5/2022, triển khai tiêm được 2,5 triệu liều mũi 1 và 500.000 mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tiến độ tiêm mũi 1 đạt 62% và mũi 2 đạt 31% so với lộ trình đề ra. Với tiến độ triển khai trong thời gian vừa qua, có khả năng không sử dụng hết số vắc xin đã tiếp nhận cho nhóm từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Hop-tyructuyen-yte-2.jpg

Tại An Giang, đã kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, trong nhiều ngày liền số ca mắc ghi nhận rất thấp (từ 0-1 ca/ngày). Số mắc ghi nhận chủ yếu tại các cơ sở điều trị, nhập cảnh. Theo dự báo nguy cơ dịch (chủng Delta) sẽ quay lại khi các huyện không còn triển khai xét nghiệm diện rộng, kèm theo sự lơ là trong công tác phòng bệnh của người dân, cũng như việc phủ rộng vắc xin mũi nhắc trong cộng đồng không được đẩy mạnh.

Cảnh báo về những biến thể mới của COVID-19

Nhận định tình hình dịch, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của COVID-19 có thể làm cho dịch bệnh trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) bước đầu nhận định biến thể phụ
BA.4 và BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều nước châu Âu và gia tăng tại một số nước trong những tuần gần đây, khuyến cáo các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.
Tại Việt Nam, số mắc COVID-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố. Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng tăng do đang bắt đầu vào cao điểm mùa dịch; không ghi nhận ổ dịch tập trung đối với các dịch bệnh như sởi, sốt rét...; không ghi nhận các ca bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi như viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân, đậu mùa khỉ...

Bàn thảo những vấn đề cần quan tâm tháo gỡ

Phát biểu thảo luận, có 06 ý kiến đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Thanh Hóa đều cho biết là các địa phương đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, cuộc sống trở lại bình thường mới, chia sẻ kết quả, kinh nghiệm trong công tác tiêm chủng vắc xin, việc mua thuốc, trang thiết bị y tế. Đồng thời, nêu những khó khăn, vướng mắc, đó là: tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, 4 đạt thấp, tâm lý lơ là, chủ quan của người dân… Nguyên nhân là Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về đối tượng phải tiêm mũi 4, mũi nhắc lại, dịch bệnh giảm nên người dân có tâm lý chủ quan, chưa nắm được thông tin chính thống về lợi ích của việc tiêm vắc xin…, qua đó, các đại biểu đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể hơn đối tượng nào tiêm mũi nhắc lại, mũi 4; cung cấp vắc xin vừa đủ, tránh lãng phí; đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan rà soát, thống nhất những vấn đề bất cập về nguồn nhân lực y tế; vấn đề mua thuốc, sắm vật tư y tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền…

Ngoài ý kiến Bộ Y tế, có 08 bộ, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động chia sẻ công tác phối hợp với Bộ Y tế, thống nhất đề xuất đối tượng của ngành tiêm vắc xin; Tài Chính thông tin về kế hoạch phân bổ kinh phí mua vắc xin, trao đổi về những vướng mắc trong đấu thầu mua sắm vật tư y tế; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cung cấp thông tin việc thanh toán chi phí thuốc và vật tư y tế trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin về đấu thầu trang thiết bị y tế, mua sắm đầu tư công, đề xuất các bộ, ngành cách phối hợp tháo gỡ; đại diện lãnh đạo khối truyền thông Trung ương trao đổi công tác phối hợp Bộ Y tế truyền thông mạnh mẽ về an toàn tiêm chủng, lợi ích của việc tiêm mũi 3,4, cảnh báo diễn biến dịch để nâng cao nhận thức người dân; đại diện Quốc hội đề nghị Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể đối tượng tiêm mũi 4; nêu nguyên nhân và trách nhiệm vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế; bất cập trong đấu thầu thuốc...

Hop-tyructuyen-yte-3.jpg

Không để thiếu thuốc, vật tư y tế

Phát biểu kết luận và chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Nước ta đã kiểm soát dịch COVID-19, nhưng chưa hết dịch, Phó Thú tướng đề nghị Ban Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"; tập trung đẩy nhanh phục hổi phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường giám sát các dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng…; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi để ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta; tăng cường truyền thông, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống giáo dục…trong việc vận động tiêm vắc xin phòng COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh; tổ chức phát động Chiến dịch tiêm chủng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn quốc, đi đầu, gương mẫu trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo; có chế tài xử lý phù hợp đối tượng thuộc diện phải tiêm mà không chấp hành; thống nhất đề xuất về V2K (Vắc xin - Khẩu trang - Khử khuẩn) để phù hợp với tình hình dịch bệnh và bảo đảm tuân thủ theo các quy định về phòng, chống dịch; không để thiếu thuốc, vật tư y tế, triển khai có hiệu quả Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và hoàn thiện, ban hành Thông tư quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Nghị định trên. Bộ Y tế Ban hành Hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối tượng phải tiêm mũi 4; ngành y tế các địa phương báo cáo với Bộ Y tế những vướng mắc, bất cập để Bộ có văn bản hướng dẫn…

Tin, ảnh: TRƯỜNG GIANG

Lượt người xem:  Views:   133
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by