Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thời sự xã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thời sự xã hội
Chủ Nhật, Ngày 08/05/2022, 14:00
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam khánh thành Thiền viện Trúc Lâm An Giang
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/05/2022 | Công Mạo

(TUAG)- Sáng 8/5, tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm Yên tử tổ chức lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm An Giang.

Khanhthanh-Thienvien-TrucLam-ag-1.jpg 

Tham dự buổi lễ có Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại diện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh An Giang; lãnh đạo các tỉnh lân cận, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh bạn cùng đông đảo bà con phật tử trong và ngoài tỉnh An Giang.

Khanhthanh-Thienvien-TrucLam-ag-7.jpg

Khanhthanh-Thienvien-TrucLam-ag-2.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhấn mạnh, việc xây dựng Thiền viện Trúc Lâm An Giang là một biểu hiện cụ thể minh chứng cho đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng tự do tín ngưỡng, thực hiện nhất quán chính sách Đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng giữa người có đạo và người không có đạo, tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”; khẳng định chính sách của Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của người dân.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Thiền viện Trúc lâm An Giang hoàn thành sẽ mở ra những tour tuyến du lịch mới (du lịch tâm linh) đối với ngành Du lịch không chỉ riêng của huyện Thoại Sơn mà còn rộng ra quy mô toàn tỉnh. Du khách và Phật tử hành hương ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước khi đến với An Giang có thể tham quan một vòng bằng đường bộ rất thuận tiện và dễ dàng. Từ trung tâm thành phố Long Xuyên vào huyện Thoại Sơn - nơi tọa lạc của Khu Di tích Văn hóa Quốc gia đặc biệt Óc Eo và Thiền Viện Trúc Lâm An Giang chỉ mất khoảng 23 km theo đường Tỉnh lộ 943. Từ đây, du khách tiếp tục tham quan vào Tri Tôn, Tịnh Biên và hướng về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc rồi trở về thành phố Long Xuyên...

Khanhthanh-Thienvien-TrucLam-ag-3.jpg

Ông Nguyễn Thanh Bình mong muốn, thời gian tới, Thiền viện Trúc Lâm An Giang sẽ tiếp tục hướng dẫn tăng, ni, phật tử tu hành ích nước, lợi dân; hoạt động đạo sự đúng Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước; động viên tu sỹ, phật tử tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, an sinh phúc lợi xã hội, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Khanhthanh-Thienvien-TrucLam-ag-4.jpg

Khanhthanh-Thienvien-TrucLam-ag-5.jpg

Khanhthanh-Thienvien-TrucLam-ag-6.jpg

Thiền viện Trúc Lâm An Giang được xây dựng tại ấp Đông Sơn 1, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn (nơi trước đây là Khu Du lịch lòng hồ số 2), tỉnh An Giang, trên diện tích toàn khu vực gần 15 ha, bao gồm nhiều hạng mục quan trọng, phù hợp với đặc thù của Thiền phái Trúc Lâm và mang sắc thái đậm nét phong cách của Phật giáo Việt Nam.

Công trình được khởi công vào tháng 11/2017. Qua gần 5 năm xây dựng, với sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang; sự quan tâm của lãnh đạo Ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, đặc biệt là của Hòa Thượng Thích Nhật Quang, Trưởng Ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; sự ủng hộ tài lực, vật lực to lớn của đồng bào Phật tử, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của chư tăng Thiền Viện Trúc Lâm An Giang đến nay, công trình Thiền viện Trúc Lâm An Giang cơ bản đã được hoàn thành với 18 hạng mục chính và tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa. 

Khanhthanh-Thienvien-TrucLam-ag-8.jpg

Công trình có ý nghĩa góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa Phật giáo, kết nối các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương./.

Công Mạo

Lượt người xem:  Views:   216
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by