Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thời sự xã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thời sự xã hội
Thứ 4, Ngày 16/06/2021, 18:00
Thường trực Tỉnh ủy An Giang thông tin tình hình liên quan việc buộc tháo dỡ, di dời bè cá, nhà nổi trên sông thuộc địa bàn thủ đô Phnôm Pênh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/06/2021 | Nguyễn Lam

(TUAG)- Chiều ngày 16/6, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức buổi gặp mặt với các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài tỉnh để thông cáo báo chí liên quan tình hình buộc tháo dỡ hoặc di dời bè cá, nhà nổi trên sông thuộc địa bàn Thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia.

Baochi-ve-didoi-ocpc-1.jpg 

Đồng chí Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Nưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì

Tại buổi gặp mặt báo chí, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang Trần Thị Thanh Hương cho biết, ngày 2-6, chính quyền thủ đô Phnôm Pênh (Vương quốc Campuchia) đã có Thông báo số 038/21, yêu cầu tất cả chủ bè nuôi cá, nhà nổi trên sông thuộc địa bàn thủ đô Phnôm Pênh phải khẩn trương tháo dỡ hoặc di dời trong 1 tuần kể từ ngày ra thông báo (từ ngày 2 đến 9-6-2021)

 Baochi-ve-didoi-ocpc-2.jpg

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông tin tình hình và trả lời các câu hỏi của báo chí

Theo số liệu thống kê từ Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia, hiện có khoảng 1.300 hộ gia đình gốc Việt, với hơn 11.000 cư dân đang sống trên các thuyền, bè tại Phnôm Pênh, mưu sinh chủ yếu bằng nghề nuôi cá trên bè, kinh doanh nhỏ lẻ và lao động phổ thông. Đa số hộ gia đình gốc Việt kể cả người Khmer và người Chăm đã sống lâu đời tại đây, trong đó nhiều người có quốc tịch Campuchia và được cấp thẻ ngoại kiều để cư trú và sinh sống hợp pháp tại Campuchia.

Hiện nay, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam và Campuchia.

Với quyết định đột ngột của chính quyền Phnôm Pênh đưa ra trong thời gian ngắn và thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát mạnh, khiến các hộ gia đình đã gắn bó với cuộc sống trên sông nước qua nhiều thế hệ không kịp trở tay. Cuộc sống của đa số bà con đã khó khăn, đang lao đao vì dịch bệnh, giờ càng khó khăn hơn khi chính quyền thủ đô ban hành lệnh di dời khẩn cấp.

Vừa qua, Ban Thường trực Hội Khmer – Việt Nam tại Campuchia cũng đã có Thông báo gửi bà con Khmer gốc Việt đang sinh sống dọc theo sông MeKong, sông Tonle Sap và sông Tonle Bassac. Theo đó, khuyến nghị bà con không di chuyển ghe, bè về Việt Nam trong lúc này.

Tuy nhiên, do việc chính quyền thủ đô Phnôm Pênh thực hiện kế hoạch di dời chưa hợp lý, thời gian gấp, chưa bố trí khu vực tái định cư, chưa tạo điều kiện cho người dân tìm được chỗ ở mới và chuyển đổi công việc…, nên hiện rất nhiều hộ dân có nhà nổi, bè nuôi cá trên sông thuộc khu vực thủ đô Phnôm Pênh phải thả trôi về hạ lưu sông MeKong.

Việc hàng trăm nhà nổi, bè nuôi cá di chuyển, neo đậu tại khu vực gần biên giới, không chỉ ảnh hưởng và gây khó khăn rất lớn đến việc kiểm soát và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn các tỉnh có chung đường biên giới giữa hai nước, mà còn gây khó khăn trong việc đảm bảo đời sống, sinh hoạt cho hàng trăm hộ gia đình, hàng ngàn nhân khẩu người Campuchia gốc Việt trong quá trình di dời, không có nơi ở, việc làm, ổn định đời sống.

Trước tình hình trên, tỉnh An Giang đã chủ động phối hợp tỉnh Đồng Tháp có buổi làm việc với Tỉnh trưởng tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia) - địa phương hạ nguồn sông MêKong tiếp giáp hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Các bên đã trao đổi, thống nhất một số giải pháp cấp bách trước mắt, nhằm bước đầu hỗ trợ và ổn định đời sống cho bà con.

 Baochi-ve-didoi-ocpc-3.jpg

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang phát biểu tại buổi gặp gỡ các cơ quan báo chí, truyền thông

Hiện, lãnh đạo tỉnh An Giang đã báo cáo, kiến nghị với Chính phủ, các  ban, bộ, ngành Trung ương trao đổi, đề nghị Campuchia tiếp tục quan tâm, giải quyết vấn đề địa vị pháp lý và đảm bảo tính nhân đạo cho người Camuchia gốc Việt tại Campuchia, nhất là hàng trăm hộ, hàng ngàn nhân khẩu đang ở trên các ghe, bè cặp bờ neo đậu tạm ở đoạn bờ sông thuộc xã Prek Tamlop, huyện Leuk Deuk (tỉnh Kaldal).

Lãnh đạo tỉnh An Giang mong muốn chính quyền Phnôm Pênh trong quá trình triển khai thực hiện Thông báo số 038/21 cần quan tâm quyền lợi chính đáng của người dân trên các thuyền, bè, có lộ trình di dời hợp lý, có các biện pháp hỗ trợ thiết thực cho bà con tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi tối thiểu theo tinh thần nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống, duy trì hoặc chuyển đổi nghề phù hợp. Đồng thời, có biện pháp xử lý đối với những người có hành vi chặt dây, đẩy đuổi, không tạo điều kiện cho các thuyền, bè của người Camuchia gốc Việt neo đậu ở các vị trí an toàn trên địa phận Campuchia và ổn định tạm chỗ ở.

Không cho phép các thuyền, bè nói trên và người dân đang sinh sống tại Campuchia sang Việt Nam trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Phối hợp chính quyền tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh có đường biên giới chung Việt Nam – Campuchia ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép biên giới hai quốc gia,

Lãnh đạo tỉnh An Giang yêu cầu bà con gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia nên bình tĩnh, tuân thủ luật pháp, tôn trọng quyết định của chính quyền địa phương, cùng tính toán các phương án di dời, không được tự ý qua lại biên giới khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đảm bảo an toàn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Các ngành chức năng của tỉnh An Giang tăng cường phối hợp quản lý chặt chẽ khu vực biên giới, không để xảy ra các trường hợp vi phạm, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn tuyến biên giới, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, cương quyết không để những vấn đề trên ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Nguyễn Lam

Lượt người xem:  Views:   1405
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by