Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 2, Ngày 10/10/2022, 10:25
Tỉnh An Giang được thành lập vào ngày 22/11/1832
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/10/2022 | Trúc Quỳnh

(TUAG)- Đây là khẳng định của Ban Tổ chức Hội thảo khoa học "An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832-2022)" trong thông cáo báo chí gửi đến các cơ quan thông tấn báo chí về kết quả của hội thảo.

Theo Châu bản triều Nguyễn ghi chép lại, năm 1832, triều thần nhà Nguyễn tấu trình: "… đất Châu Đốc lại là nơi rất xung yếu. Nhưng dân cư chưa được đông đúc, địa lợi chưa được mở mang, gần đây có Vĩnh Long, đất rộng, dân giàu, hơn cả mọi hạt. Vậy xin tách lấy 2 huyện Vĩnh An và Vĩnh Định thuộc Vĩnh Long, gộp với đất Châu Đốc, lập làm tỉnh An Giang".

Sách Đại Nam thực lục chính biên cũng ghi nhận 190 năm trước, vào ngày mùng 1 tháng 10 năm Nhâm Thìn (1832), năm Minh Mạng thứ 13 trong buổi thiết triều, sau khi nghe bộ lại tấu trình, vua Minh Mạng đã chỉ dụ bãi bỏ Gia Định thành, đổi "ngũ trấn" thành "lục tỉnh", quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang.

Đối chiếu với lịch vạn niên, ngày mùng 1 tháng 10 năm Nhâm Thìn (1832) nhằm ngày 22/11/1832 (dương lịch) tỉnh An Giang chính thức được thành lập gồm 2 phủ và 4 huyện, tỉnh thành đặt tại Châu Đốc.


Tỉnh An Giang được thành lập tạo điều kiện cho công cuộc khai phá đất đai được đẩy mạnh, dẫn đến việc ra đời của nhiều thôn ấp. Đến năm 1836, theo Địa bạ triều Nguyễn, chỉ riêng hai huyện Tây Xuyên và Đông Xuyên (là địa phận chủ yếu của tỉnh An Giang ngày nay) lập được 7 tổng, 91 làng.

Là đất khai phá sau cùng ở Nam Bộ, so với các nơi khác điều kiện sinh sống ở An Giang không được thuận lợi cho lắm. Triều đình chú ý khẩn hoang, lập ấp chủ yếu để phục vụ cho kế hoạch an ninh quốc phòng. Cư dân sống bằng nghề làm ruộng, đánh bắt cá, tôm… dần dần một số nghề thủ công được ra đời như: dệt, mộc, đan lát, nắn nồi, chạm khắc đá.

Ở vùng cù lao đất giồng, nước ngập không đáng kể, việc canh tác tương đối dễ dàng. Từ cây lúa, con cá, cư dân tiến dần qua trồng trọt hoa màu, cây ăn trái và phát triển các ngành nghề thủ công cổ truyền của dân tộc.

Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa khá phổ biến, tập trung nhiều nhất ở vùng Tân Châu, Chợ Mới. Đến đầu thế kỷ XX, lụa Tân Châu đã nổi tiếng khắp vùng vừa bền, vừa đẹp.

Nghề mộc cũng sớm phát triển trên đất Chợ Mới. Ở An Giang và cả miền Tây đều biết đến những người thợ Chợ Thủ (Chợ Mới) qua những sản phẩm thủ công tinh xảo có tính nghệ thuật cao, từ đơn giản đến cầu kỳ, phức tạp.

Ở núi Sam, núi Sập do nhu cầu tiêu dùng của xã hội, dần dần hình thành từng lớp "thợ" chuyên khai thác đá. Ngoài đá xây dựng ra, họ còn làm ra những đồ dùng như cối giã gạo, chày đâm tiêu, cối xay bột, mặt bàn và cả đồ trang sức bằng đá quý.

Nghề đan bàng, đưng tập trung ở vùng Tịnh Biên, Tri Tôn. Đặc biệt là cây bàng đã tạo ra chiếc nóp kỳ diệu để sau này cùng với cây tầm vông đi vào lịch sử đấu tranh oai hùng của dân tộc, in đậm trong ký ức của người dân vùng đồng bằng châu thổ.

Từ chỗ cùng nhau khai khẩn đất hoang dựng lên làng mạc, dân cư An Giang (bao gồm người Việt, Khmer, Hoa, Chăm...) sống chan hòa trong sự hòa hợp giữa các nền văn hóa, hình thành tính cách, thói ăn, nết ở. Những người Việt đi đến đây đa số là những người không chịu được áp bức, bóc lột, yêu tự do, giàu lòng nhân ái, đùm bọc lẫn nhau khẩn hoang, lập ấp. Người Khmer cần cù lao động, quây quần bám đất, kính Phật, thật thà, chất phác. Người Hoa chịu cực, chịu khó giúp đỡ lẫn nhau, chuyên mua bán, dễ dàng hòa hợp. Người Chăm ươm tơ, dệt vải, chài lưới, mua bán đổi chác đều thành thạo.

Từ những điều kiện đặc thù của nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở một vùng đất mới đã sản sinh ra những tính cách của con người An Giang thích tự do, phóng khoáng. Họ gắn bó với nhau để sống bằng tấm lòng vị tha, chân thật, hào hiệp, ngang tàng. Đại Nam Nhất Thống Chí đã viết về những cư dân đầu tiên của An Giang: "Học trò hơi biết chữ, nhà nông chăm làm ăn... tính cách nhẹ nhõm, ham thích phong lưu... không ai gian tham, không ai trộm cướp, phần nhiều hào phóng..."[1].

Trúc Quỳnh

___________

[1] Phan Quang, Đồng bằng sông Cửu Long, Văn hóa, HN, 1981.

 

Lượt người xem:  Views:   913
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by