Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 7, Ngày 25/06/2022, 10:00
An Giang đồng hành cùng cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/06/2022 | Trung Thành

(TUAG)- An Giang vốn là địa phương sản xuất lúa nổi tiếng trong cả nước từ bao đời. Nhưng sau giải phóng, do chiến tranh biên giới Tây Nam nên trong 4 năm 1976 - 1979 sản lượng lương thực dẫm chân tại con số 500 ngàn tấn, có năm thiên tai như 1978 sụt giảm, còn trên 369 ngàn tấn (dân đói); từ 1980 đến 1986 do hậu quả của cải tạo nông nghiệp và phong trào tập thể hóa một cách máy móc, quan liêu nên sản lượng lương thực lại cũng bị dẫm chân, từ 741 ngàn tấn (1980) đến 855 ngàn tấn (1986).

Tuvan-GaoVN5-4.jpg

Tính chung, 10 năm sau giải phóng, mặc dù toàn Đảng bộ và Nhân dân tập trung cho sản xuất lương thực, nhưng chỉ tăng được 400 ngàn tấn, bình quân tăng 40 ngàn tấn/năm, chỉ mới giải quyết được từ chỗ đói (Trung ương cứu trợ) đến chưa no! Một khi cái ăn không no thì tất nhiên là mặc không lành, thiếu thuốc trị bệnh…; trường học, cầu đường, điện và nước sạch là ước mơ, là một thứ gần như là "xa xỉ". Đây là hậu quả của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp.

Mười năm sau giải phóng (1975 - 1985), với việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ Tổ quốc (chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế, đẩy lùi bọn phản động - tàn quân Pônpốt) và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) (với 2 cuộc cải tạo quan hệ sản xuất trong công - thương nghiệp và nông nghiệp), quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tuy ta có giành được thắng lợi chính trị to lớn là bảo vệ toàn vẹn biên giới, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội, nhưng về kinh tế - xã hội (KT-XH) trước nhất là mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân đã phải trả giá quá đắt.

RA SỨC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ

An Giang là một trong những địa phương dũng cảm đi đầu, đặc biệt có một số chủ trương cụ thể về giá, về lưu thông phân phối đã "xé rào" rất sớm từ những năm 1979 - 1980. Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV tháng 10/1986 quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý càng quyết liệt hơn. Tỉnh chủ trương phải tháo gỡ ngay mọi ách tắc, rào cản, kềm hãm lực lượng sản xuất… Một loạt giải pháp đột phá được đặt ra và liên tục hoàn thiện, nhiều giải pháp đã được Trung ương nhân ra cả nước, đã đi vào cuộc sống đầy sức thuyết phục. Điển hình là từ bao cấp giá đi đến 2 giá, rồi 1 giá - thị trường; xóa bỏ mọi rào cản từ sản xuất đến lưu thông (xóa cắt xâm canh, xóa các trạm kiểm soát ngăn sông cấm chợ); bù giá vào lương, xóa bỏ cấp lương bằng hiện vật; thay việc nộp ngân sách bằng thu thuế - nhất là ngoài quốc doanh; đổi mới tín dụng Nhà nước; tách ngân khố quốc gia ra khỏi ngân hàng…

Đặc biệt nhất là chủ trương đưa đất đai về cho nông dân làm chủ, kể cả đất có khả năng trồng rừng; máy móc được trả về cho người chủ biết sử dụng; ai có khả năng tổ chức cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) đều được khuyến khích giúp đỡ vì mục tiêu "Ích nước (giải quyết lao động) lợi nhà (dân giàu)". An Giang luôn quán triệt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trên mọi lĩnh vực. "Chương trình khuyến nông" ra đời (1988 - 1989); rồi "Chương trình phát triển nông thôn" được phát động năm 1992; tiếp đó là chương trình khuyến công (5/1996)...

Một loạt hệ thống tổ chức được xác lập và hoàn chỉnh dần, đó là: Tách hệ thống thuế ra khỏi ngành tài chính, các hệ thống ngân hàng thương mại tách ra khỏi ngân hàng Nhà nước (bắt đầu từ ngân hàng phát triển nông nghiệp), hệ thống kho bạc được định hình và ổn định chức năng (7/1989). Ngoài ra, từng lúc do yêu cầu, lập ra các Ban chỉ đạo có tầm chiến lược của địa phương để thúc đẩy nhanh công việc như "Chương trình khai thác Tứ giác Long Xuyên", "Chương trình trồng và bảo vệ rừng", mà sau đó được Chính phủ triển khai ra cả nước (Chương trình 327 và nay là "Chương trình trồng 5 triệu ha rừng"…).

Một loạt hệ thống tư tưởng, quan điểm, chủ trương, chính sách và giải pháp  được Tỉ nh ủy khởi xướng và tiếp tục hoàn chỉnh dần, có sự hỗ trợ của TW và Chính phủ. Kết quả là An Giang đã bứt phá đi lên ngoạn mục, là tỉnh luôn luôn dẫn đầu về năng suất và sản lượng lương thực cũng như một số lĩnh vực khác, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996): GDP tăng trưởng liên tục, đặc biệt là từ 1992 - 1995 tăng trên 2 con số; sản lượng lương thực tăng 1,3 triệu tấn, bình quân tăng 130 ngàn tấn/năm; xuất khẩu từ 10 triệu USD lên 155 triệu; thu ngân sách trên địa bàn từ 2,23 tỷ lên 725 tỷ, bảo đảm tự cân đối ngân sách, chi thường xuyên, đồng thời còn đóng góp về ngân sách trung ương.

Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,88%, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 2%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,4 %, các ngành dịch vụ tăng 11,6%. GDP năm 2000 tăng gấp 1,4 lần so năm 1995. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 8,94%, GDP bình quân đầu người từ 1,1 triệu năm 1991 lên 5,2 triệu năm 2000 và 8,53 triệu năm 2005, gấp 7,75 lần so năm 1991. Tốc độ tăng GDP của An Giang ngày càng cao hơn và nhanh hơn so cả nước, các thế mạnh tỉnh nhà được phát huy cao và hiệu quả.

Giai đoạn 2006 - 2010, cùng với cả nước, nền kinh tế An Giang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, kéo dài đến năm 2010. Tuy nhiên, tỉnh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10,18%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 21,938 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD. Giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,63% (theo giá so sánh năm 1994), giá trị tuyệt đối tăng thêm 8.640 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm mạnh khu vực nông nghiệp (giảm 8,43%), tăng khu vực dịch vụ (tăng 6,94%); thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng/người/năm (theo giá hiện hành), tăng 1,32 lần so với năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2015 - 2020 đạt 5,25%. Quy mô nền kinh tế tăng khá - năm 2020 đạt 89.362 tỉ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực - đến năm 2020, khu vực I chiếm 32,86%, khu vực II chiếm 14,4%, khu vực III chiếm 49,09%; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, các chỉ số cải cách hành chính, quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đều tăng qua từng năm. Chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn thành sớm 01 năm so chỉ tiêu Nghị quyết - hiện có 61 xã và 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn. Đời sống người dân không ngừng cải thiện, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 46,8 triệu đồng, tương đương 1.910 USD (tăng 16 triệu đồng so năm 2015); tỉ lệ hộ nghèo đa chiều đến năm 2020 giảm còn 1,93% (giảm bình quân 1,5%/năm).

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nắm vững quan điểm: "Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên". Mặc dù kinh tế gặp khó khăn nhưng Tỉnh luôn quan tâm kết hợp nhiều nguồn lực ngân sách và xã hội triển khai đồng bộ các chính sách phúc lợi, an sinh xã hội, trước hết là giáo dục, y tế, việc làm, giảm nghèo, bảo hiểm, nhà ở, tập trung cho vùng khó khăn, các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, hộ chính sách, hộ khó khăn, hộ nghèo, góp phần tạo nên nét văn hóa riêng cho tỉnh - nét văn hóa về an sinh xã hội vì cộng đồng. Cụ thể là chủ trương:Đổi mới mạnh mẽ giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kết quả tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia đứng top 10 cả nước và đứng đầu đồng bằng sông Cửu Long 04 năm liền 2017 - 2020. Mạng lưới, quy mô phát triển ở tất cả bậc học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, phủ khắp các xã, phường, thị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội. Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm triển khai, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Luôn quan tâm vấn đề quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Triển khai đồng bộ các giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần cải thiện đời sống người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng. Dịch vụ y tế phát triển khá. Nâng cao năng lực y tế dự phòng, ngăn chặn nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Cơ sở vật chất phục vụ khám, chữa bệnh được tăng cường; nguồn nhân lực y tế phát triển về số lượng và chất lượng, đạo đức nghề nghiệp, thái độ ứng xử, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển. Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị; đấu tranh ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng các dân tộc. Đầu tư xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở; phát triển mạnh các phong trào thể dục, thể thao quần chúng, trong học đường, củng cố, nâng chất thể thao thành tích cao.

ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG

Là một trong những Tỉnh trọng điểm về quốc phòng - an ninh của Khu vực Tây Nam Bộ, các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy về lãnh đạo củng cố quốc phòng, an ninh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng, xây dựng công trình, khu vực phòng thủ vững chắc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng biên giới, vùng dân tộc. Chú trọng công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Hoạt động hiệp đồng, phối hợp giữa các lực lượng vũ trang chặt chẽ, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.

Công tác quản lý trật tự xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm được tăng cường, nhất là tội phạm hình sự, tín dụng đen, ma túy, buôn lậu. Tăng cường ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự xã hội, an toàn giao thông; an toàn, an ninh thông tin được chú trọng.

PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH

Các cấp ủy, tổ chức đảng đổi mới nội dung, hình thức công tác chính trị, tư tưởng, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI, XII) về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu phát triển của đất nước, chú trọng quảng bá hình ảnh, con người An Giang, góp phần khơi dậy khát vọng vươn lên trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả việc học tập lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên theo Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong triển khai, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng".

Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, tăng cường quan hệ mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Chủ động đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, âm mưu "diễn biến hoà bình", phòng ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của Nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Luôn cố gắng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy; đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về sắp xếp tổ chức bộ máy, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Nhiều cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp huyện, cấp xã triển khai thí điểm các mô hình sáp nhập tổ chức, nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, mang lại kết quả tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, giảm đầu mối, cấp trung gian, giảm lãnh đạo cấp phòng, giảm biên chế, giảm chi phí hành chính...

Công tác cán bộ được chú trọng và có nhiều đổi mới, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Đẩy mạnh phân cấp quản lý, thực hiện quy trình công tác cán bộ chặt chẽ, dân chủ, minh bạch. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh, cơ bản đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị nguồn cán bộ lâu dài, tăng cường sử dụng, bố trí cán bộ trẻ, nữ, củng cố, nâng chất cán bộ ở cơ sở gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phục vụ yêu cầu quy hoạch, tạo nguồn, bố trí, sử dụng cán bộ.


Các cấp ủy tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức đảng đồng bộ với sắp xếp tổ chức bộ máy. Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, chất lượng sinh hoạt chi bộ, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của đảng viên. Phát huy vai trò tự kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lí sai phạm của các tổ chức cơ sở đảng. Công tác kết nạp đảng viên chú trọng về chất lượng, đồng thời, rà soát, phân loại, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên gắn với sàng lọc, kiên quyết đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

Phấn đấu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp tiến hành thường xuyên theo chương trình, kế hoạch hằng năm, nội dung tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, quy chế làm việc, việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Kịp thời giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, tăng cường kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, đảm bảo theo quy trình, quy định. Mở rộng đối tượng, phạm vi giám sát, tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn quan trọng, dễ phát sinh tiêu cực. Xem xét, kết luận nhiều vụ việc phức tạp, dư luận quan tâm, xử lí nghiêm những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Các cấp ủy lãnh đạo triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đạt nhiều kết quả tích cực. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng, tiêu cực được thực hiện thường xuyên, phát huy tốt vai trò giám sát của mặt trận, đoàn thể, báo chí và Nhân dân, nâng cao hiệu quả giáo dục, ngăn ngừa sai phạm, đề cao ý thức, trách nhiệm các cấp ủy, chính quyền, từng cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, củng cố lòng tin trong nội bộ và Nhân dân.

Về thăm An Giang gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò, vị trí chiến lược quan trọng của An Giang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long- một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, kiên cường trong kháng chiến, trong công cuộc đổi mới; đang có khát vọng, quyết tâm vươn lên mạnh mẽ.

Thời gian qua, An Giang đạt nhiều thành tích quan trọng, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều đổi mới, hạ tầng giao thông được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao hơn, công bằng xã hội cơ bản được bảo đảm, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn ít. Quốc phòng an ninh, đối ngoại được giữ vững,… Tổng Bí thư khẳng định: An Giang có triển vọng phát triển tươi sáng khi đã xác định rõ được hướng đi. Đó là nông nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, với mô hình sản xuất liên kết 4 nhà (Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nhà nước) để cho ra đời các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, phục vụ xuất khẩu.

Một tín hiệu đáng mừng gần đây là môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh An Giang không ngừng được cải thiện, Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh trong 5 năm liên tiếp đều tăng điểm và tăng hạng. Có nhiều điểm sáng nổi lên trong năm 2021 như: (1) Sự năng động, tính tiên phong và hiệu quả giải quyết công việc của lãnh đạo tỉnh tiếp tục phát huy và được cộng động doanh nghiệp đánh giá cao trong bối cảnh các hoạt động kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Có thể nói đây được xem như một "phép thử" đối với khả năng quản trị của lãnh đạo tỉnh; (2) Chi phí không chính thức có xu hướng giảm so với các năm trước đó, tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp đã giảm đáng kể, ít phổ biến hơn; (3) Hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp có bước cải thiện, đơn giản, thuận lợi và thông thoáng hơn; (4) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đi vào thực tiễn và có tác động rất lớn đối với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Kết quả năm 2021, PCI tỉnh An Giang đạt 66,48 điểm, tăng 1,76, xếp thứ 17/63 tỉnh, thành cả nước, tăng 02 bậc so với năm 2020 và thuộc nhóm điều hành "khá", cách khu vực điều hành "tốt" là thành phố Cần Thơ 1,58 điểm và 05 bậc (năm 2020 cách khu vực điều hành "tốt" đến 2,02 điểm và 09 bậc). So với các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang đứng thứ 4/13, tăng 02 bậc so với năm 2020; sau Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An và xếp trên Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Đảng bộ và Nhân dân An Giang cố gắng xây dựng quê hương Bác Tôn ngày càng giàu đẹp; góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!

Trung Thành

Lượt người xem:  Views:   3647
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by