Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 22/11/2021, 14:00
Cảnh giác với âm mưu gây chia rẽ đoàn kết dân tộc
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/11/2021 | AG3567

(TUAG)- Kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, xúi giục người dân biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định chính trị - xã hội luôn là mục tiêu hàng đầu của các thế lực thù địch nhằm tạo cớ can thiệp, phá hoại độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Lực lượng Công an phối hợp với chức sắc tôn giáo và chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi, động viên đồng bào hồi hương an tâm thực hiện các biện pháp cách ly tại nhà

Một trong những chiêu trò kích động chia rẽ dân tộc được các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng là tuyên truyền, xuyên tạc nhằm tạo ra sự ngộ nhận về vấn đề quyền của người dân tộc thiểu số; chúng bịa đặt ra cái gọi là "quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số" và đồng nhất nó với "quyền dân tộc tự quyết". Qua đó, kích động gây hận thù giữa các dân tộc, đòi "tự trị"… Trong đó, người dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ luôn là đối tượng được chúng triệt để lợi dụng.

Với hơn 1,3 triệu người trên địa bàn, đồng bào Khmer Tây Nam Bộ có truyền thống yêu nước, đoàn kết, sát cánh cùng đồng bào các dân tộc trong khu vực, phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội, tham gia tích cực vào công tác phòng chống tội phạm, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chống lại các âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Đại đa số đều chấp hành tốt quy định của pháp luật, có tư tưởng yêu nước, tiến bộ, gắn bó với dân tộc và Tổ quốc Việt Nam, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, với đặc điểm người Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ có mối quan hệ mật thiết với người Khmer ở Campuchia (cùng là người Khmer, cùng theo Phật giáo Nam tông, cùng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)). Nhiều người hiện nay vẫn qua lại Campuchia để làm nghĩa vụ của con cháu với tiền nhân, tiên tổ. Tình cảm và mối ràng buộc về tộc người, tôn giáo đã làm cho đồng bào Khmer Tây Nam Bộ có quan hệ gắn bó về tư tưởng, tình cảm với người Khmer ở Campuchia. Vì vậy, mà những biến động chính trị - xã hội ở Campuchia. Ngược lại, mọi biến cố lớn về chính trị - xã hội ở Campuchia đều có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ.

Lợi dụng mối quan hệ gắn bó này, các thế lực thù địch, phản động đã không ngừng kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đòi ly khai, tự trị trong cộng đồng người Khmer, gắn liền với các khẩu hiệu trong hàng chục năm qua như "đất mẹ Campuchia", "đòi lại đất Nam Bộ"… Mặt khác, do một bộ phận bà con cư trú tại các địa bàn giao thông khó khăn, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp, trình độ nhận thức chưa được nâng cao; hệ thống chính trị cơ sở có chỗ chưa thật sự vững mạnh, một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết kịp thời… Lợi dụng những khó khăn đó, các thế lực thù địch đã và đang tiến hành nhiều thủ đoạn hoạt động chống phá.

Một trong những thủ đoạn thường xuyên nhất là chúng tiếp cận một số sư, tăng có quan hệ và bị chi phối bởi các mục đích chính trị từ bên ngoài, thông qua việc tài trợ học bổng (đi nước ngoài học tập) và một số hoạt động xã hội nhằm xây dựng lực lượng bên trong, ngấm ngầm tuyên truyền các tư tưởng cực đoan, thù địch, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước. Những năm qua đã manh nha xuất hiện một số tổ chức hội nhóm của các sư tăng Khmer có ý đồ chống đối gây mất an ninh, trật tự ở một số địa phương trong khu vực.

Thực tế hiện nay, có khá nhiều các tổ chức phản động của người Khmer Nam Bộ lưu vong ở nước ngoài như: Hội Ái hữu Khmer Campuchia Krôm (AKKK), Hội bảo vệ nhân quyền Khmer Campuchia Krôm, Hội sư sãi Khmer Campuchia Krôm, Liên hiệp Uỷ ban chủ nghĩa dân tộc KKK, Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia Krôm (KKNLF), Ủy ban dung hoà Khmer Campuchia Krôm (KKKCC), Uỷ ban Điều phối Khmer Campuchia Krom (KKKCC), Liên minh Khmer Campuchia Krôm (KKF),... Các tổ chức này hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức. Chúng tài trợ kinh phí, kích động sư tăng trong nước ly khai khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đấu tranh đòi thành lập Nhà nước Khmer Krôm tự trị… Ở bên ngoài, hằng năm, chúng tổ chức kỷ niệm ngày chính quyền Pháp chuyển giao lãnh thổ Nam Kỳ cho Việt Nam (4/6/1949) và gọi đó là ngày "quốc hận", bịa đặc các vấn đề về nhân quyền người Khmer ở Việt Nam… Ở những mức độ khác nhau, hoạt động của các tổ chức chính trị phản động nói trên đều có tác động đến tâm tư, tình cảm của một bộ phận đồng bào Khmer Nam Bộ.

Có thể nhận thấy, vấn đề dân tộc luôn được các thế lực thù địch bằng mọi cách nhồi nhét tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng ly khai, tự trị nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây bất ổn về an ninh chính trị, xã hội với mong muốn tạo cớ để dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Từ thực trạng đó, để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về truyền thống đại đoàn kết các dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; làm cho mỗi người có hiểu biết sâu sắc về ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chống lại các âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Đồng thời, biết nhận diện đúng các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, không bị lôi kéo, mắc lừa bởi những thông tin bôi đen, xuyên tạc, bịa đặt.

Các cấp, các ngành, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở quan tâm thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tỉnh táo phát hiện, chủ động đấu tranh ngăn chặn các luận điệu xuyên tạc; trở thành một chiến sĩ xung kích trên mặt trận phòng, chống "diễn biến hòa bình". Góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sự thật

Lượt người xem:  Views:   3739
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by