Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 6, Ngày 03/04/2020, 09:00
Hiểu đúng để góp phần chống xuyên tạc vấn đề dân chủ!
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/04/2020

(TUAG)- ​


Le-nin.jpg

Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng", Lênin khẳng định: Các chính Đảng lần lượt nối gót nhau đấu tranh giành chính quyền, đều coi việc đoạt lấy tòa lâu đài Nhà nước đồ sộ kia là chiến lợi phẩm chủ yếu của kẻ chiến thắng. Vấn đề Nhà nước bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Từ thân phận bị áp bức, bóc lột, nhân dân lao động phải đấu tranh "giành lấy dân chủ"- giành lấy chính quyền, để có được quyền bình đẳng-có địa vị ngang nhau. Bởi "chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái nhà nước". Trong mười đề cương về chính quyền Xôviết, V.I.Lênin coi dân chủ là tự do, bình đẳng là quyết định của đa số: "Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số; còn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa". Dân chủ nói một cách cụ thể là: (1) Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; (2) Tự do chính trị cho mọi công dân; (3) Quyết định theo đa số của mọi công dân; (4) Quyết định bằng cách biểu quyết…

Nhưng "…ở đây, về nguyên tắc, cái quyền ngang nhau cũng vẫn là cái quyền tư sản". Mác đã chỉ ra tính chất "bình đẳng" nhưng "không ngang nhau", "không công bằng" trong vấn đề tưởng như rất bình đẳng và công bằng, đó là vấn đề "phân phối theo lao động". Thoạt nhìn đó là nguyên tắc phân phối công bằng. Nhưng thực chất lại không công bằng. Sở dĩ như thế là do nó thực hiện bình đẳng trên tiền đề rất không bình đẳng, không công bằng: Mỗi người lao động có thể lực và trí lực không như nhau, hoàn cảnh gia đình… không như nhau. Kết quả là: Lao động như nhau - thụ hưởng không ngang nhau. Ăngghen cho đó là: "… một sự bất bình đẳng mà người ta có thể rút xuống mức tối thiểu, chứ không thể làm mất hẳn được… Quan niệm về xã hội chủ nghĩa như giang sơn của bình đẳng, là một quan niệm phiến diện…". Quan trọng hơn, Mác còn chỉ ra nguyên nhân của hạn chế đó. Người viết: "… đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài. Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định"; Lênin đã bổ sung: "giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản chưa thể thực hiện được công bằng và bình đẳng".  Vì: "… nhà nước vẫn chưa tiêu vong hẳn, vì vẫn còn duy trì "pháp quyền tư sản", là pháp quyền xác nhận bất bình đẳng trong thực tế. Muốn cho nhà nước tiêu vong hẳn đi, thì phải có chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn".

Đây là những kết luận vô cùng khoa học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nhưng rất tiếc, tất cả các nước XHCN đều phạm sai lầm trong vấn đề này. Hiểu vấn đề "bình đẳng" một cách phiến diện; từ đó đã thiết kế các chủ trương, chính sách "ở một mức cao hơn" chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế cho phép. Vì muốn nhanh chóng có "bình đẳng"; muốn ai cũng có việc làm... nên đã "bố trí" nhiều người cho công việc chỉ cần số người ít hơn! Kết quả: Ai cũng có việc làm, nhưng không ai làm việc đàng hoàng! Ai cũng có tiền lương, nhưng lương lại không đủ sống! Tiền lương không đủ sống nhưng mọi người lại tranh nhau vào khu vực "không đủ sống"v.v…". Công bằng" biến thành "cào bằng"…

Như vậy, cần hiểu đúng vấn đề dân chủ mà trước nhất là nền dân chủ tư sản. Lênin viết: "Chế độ dân chủ (ý nói dân chủ tư sản) có một ý nghĩa lớn lao trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân chống bọn tư bản". Không được hạ thấp tính ưu việt của nền dân chủ tư sản; phải nhận thức đầy đủ "vai trò hết sức cách mạng của giai cấp tư sản".

Mặt khác, cùng với đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều "coi thường những giá trị của CNTB". Hiện nay, cũng phải đề phòng và kiên quyết chống thứ "giáo điều mới". Bởi nó luôn thổi phồng các giá trị của phương Tây đến mức "sùng bái"... Cần ghi nhớ nhận xét của Lênin: "… chế độ dân chủ hoàn toàn không phải là một giới hạn không thể vượt được, nó chỉ là một giai đoạn trên con đường từ chế độ phong kiến đến chủ nghĩa tư bản và từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa cộng sản". "Xã hội tư bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện  phát triển thuận lợi nhất của nó, đem lại cho ta một chế  độ dân chủ ít nhiều đầy đủ trong chế độ cộng hoà dân chủ. Nhưng chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị bó trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa và do đó, thực ra, nó luôn luôn là một chế độ dân chủ đối với một thiểu số"… Đa số quần chúng bị đói khổ đè nặng đến nỗi "không thiết gì đến dân chủ", "không thiết gì đến chính trị"…

Lênin đã đi đến một tổng kết vô cùng độc đáo: "Vậy là, trong một thời gian nhất định, dưới chế độ cộng sản, không những vẫn còn pháp quyền tư sản, mà vẫn còn cả nhà nước kiểu tư sản nhưng không có giai cấp tư sản!". Vì sao vẫn còn nhà nước kiểu tư sản? Lênin giải thích: "… nếu không có một bộ máy đủ sức cưỡng bức người ta tuân theo những tiêu chuẩn của pháp quyền thì pháp quyền có cũng như không". Sai lầm phổ biến của các nước XHCN trước đây là mắc vào bệnh quan liêu, mất dân chủ. Nó là nguyên nhân góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Chúng ta không tìm thấy ở đó một nhà nước kiểu tư sản nào cả; không có dù chỉ là bóng dáng của pháp quyền tư sản!

Hiện nay, sau nhiều thập kỷ thực hiện chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán không thay đổi của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ nhà nước XHCN. Không thể không nhớ, khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố "Mỹ quan hệ với Việt Nam là vì quyền lợi của Mỹ và để chuyển hóa chế độ chính sách ở Việt Nam theo kiểu Đông Âu và Liên Xô cũ". Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kissinger cho rằng "Những người cộng sản Việt Nam đã thắng trong chiến tranh, nhưng họ sẽ thua trong hòa bình, trước đây cộng sản dùng súng để đuổi người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, ngày nay người Mỹ sẽ dùng dollar để đuổi cộng sản ra khỏi Sài Gòn". Họ ra sức thực hiện cái gọi là "ngoại giao thân thiện" nhằm: Chi phối đầu tư, khoét sâu nội bộ, viện trợ kinh tế, cấp học bổng cho học sinh, nghiên cứu sinh và nhận học sinh, nghiên cứu sinh sang Mỹ và các nước tư bản khác để tiếp cận, từng bước thực hiện âm mưu "chuyển hóa" nội bộ ta. Họ ráo riết chống phá rất "tinh vi": Nhiều nội dung của tư tưởng đa nguyên đã được tuyên truyền dưới nhiều hình thức.

Tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa đảng. Chúng còn đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Chúng vu cáo Đảng chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, "độc đoán, đảng trị", thực hiện sự chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu của giới thượng lưu, chúng đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Chỉ riêng Nguyễn Đình Cống đã viết hàng trăm bài chống phá. Mới đây trên trang mạng baotiengdan có thêm bài "Phải chăng đảng là công cụ?". Nó tiếp tục vu khống Đảng "là sản phẩm ngoại lai, được nhập vào lòng dân tộc"; "là công cụ… của một người hoặc một nhóm các chính trị gia"; "việc đề ra đường lối của việc lãnh đạo là của một người hoặc một nhóm người ở trên cao"… Cùng với đó Phạm Đình Trọng viết bài "Đừng hòng đánh tráo lịch sử" hết sức trâng tráo vu cáo chế độ ta là: "phong kiến trung cổ, cướp quyền dân, dìm người dân trong tăm tối ngu dân, là phát xít hiện đại, tàn bạo, đàn áp dân". Vẫn với chiêu trò đó, Phạm Văn tiếp tục thể hiện mình là một tên "lưu manh, giả danh tri thức", mượn cớ "luận bàn" về cái gọi là điều phi lý và hết sức ngược đời, hắn công khai chỉ trích Đảng ta là chế độ "quân chủ gia trưởng". Một tên khác còn lớn tiếng mạt sát: "Bọn Cộng Sản chàng hãng, ngồi trên đầu hơn chín chục triệu dân Việt,… Ước gì một phép màu nào đó, quật cái đảng cướp này té nhào xuống"…

Trong diễn văn kỷ niệm 90 năm sinh nhật Đảng, đồng chí Tổng Bí Thư khẳng định: "Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm".

Điều cần nhắc lại là: Từ một xã hội quân chủ chuyên chế sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Nhân dân ta chỉ biết đến và được hưởng quyền dân chủ thật sự sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Tư tưởng dân chủ, tinh thần dân chủ là một trong những tinh hoa văn hóa mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu trong quá trình tìm đường cứu nước. Người tổng kết: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam". Đây còn là một di sản văn hóa-chính trị đặc biệt quan trọng; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn mà chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp đổi mới. Đúng như Người nói: "Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân"; "...thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". Người phê phán hiện tượng một số cán bộ "Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng" nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng". Theo Bác quan liêu "... là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác". Quan liêu là do: "Xa nhân dân; khinh nhân dân; sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân". Quan liêu là "kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta"…

Thực hiện chỉ dạy của Người, Đảng ta xác định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực". Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân".

Thực tế những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội… Tuy nhiên, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của Nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Đại hội XII đã khẳng định phải: "Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, được Nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội". Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân.

Xin kết thúc bài viết này bằng một kết luận của một học giả người Mỹ gốc Việt: "Ngày nay, dân chủ và nhân quyền là những món hàng mà Mỹ cũng như Âu Châu quảng cáo nhiều nhất và muốn xuất cảng trên khắp thế giới. Lẽ dĩ nhiên, đó là dân chủ và nhân quyền theo quan niệm của Tây phương cùng với ảnh hưởng của những giá trị Tây phương. Và để đạt mục tiêu này, Tây phương, sau bình phong dân chủ và nhân quyền, đã không ngần ngại dùng những biện pháp phi dân chủ và phi nhân quyền. Những cuộc can thiệp bằng quân sự của Tây phương gần đây vào Iraq, Afghanistan, Libya, và những hành động trịch thượng xía vào những chuyện nội bộ của các quốc gia khác là những thí dụ điển hình về chính sách lưỡng chuẩn của Tây phương, miệng thì nói ngọt về dân chủ và nhân quyền, nhưng trên thực tế lại vi phạm nguyên tắc dân chủ và nhân quyền hơn ai hết.

Một số người Việt Nam ở hải ngoại cũng như ở trong nước hồ hởi năng nổ tranh đấu dập theo khuôn của Tây phương, nấp sau chiêu bài dân chủ, nhân quyền, trong khi những hành động chống Cộng của họ ở ngoại quốc và những hình thức tranh đấu ở trong nước chứng tỏ họ không có một ý niệm rõ ràng về tự do, dân chủ và nhân quyền. Họ cho rằng để chống Cộng họ có thể làm bất cứ điều gì, vì nhiều khi, những hành động chống Cộng của họ rất là phản tự do và phi nhân quyền. Họ muốn cho Việt Nam phải đi đến dân chủ và tôn trọng nhân quyền theo quan niệm của Tây phương… Họ không đủ khả năng để nhận thức được rằng, không làm gì có một nền dân chủ và quan niệm về nhân quyền đồng nhất chung cho mọi quốc gia trên thế giới"

"…những chiêu bài mà Mỹ thường muốn xuất cảng trên khắp thế giới, đã đưa đến cho tôi một kết luận: "Đừng nghe những gì Mỹ nói mà hãy nhìn kỹ vào những gì Mỹ làm" (http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts051.php)./.

Trung Thành

Lượt người xem:  Views:   208
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by