Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 03/02/2020, 07:00
Không được phép “viết lại lịch sử”!
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/02/2020 | Trung Tân

(TUAG)- Giáo sư Hà văn Tấn từng viết: “Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau”. Thật vậy, trong các hoạt động chống phá chế độ ta, một trong những mũi tấn công được kẻ thù lựa chọn là các vấn đề lịch sử, nhất là lịch sử cách mạng, lịch sử Đảng. Nội dung chủ yếu là hạ thấp, phủ nhận vai trò của Đảng ta. Họ xuyên tạc, bịa đặt đủ thứ chuyện! Họ muốn “viết lại lịch sử”.

​Gần đây, nhất là sau cơn địa chấn chính trị: Liên Xô sụp đổ, đã xuất hiện các luận điệu đòi xét lại lịch sử, đòi đổi đường, thay hướng… Hùa theo đó trên trang mạng danlambaovn.blogspot.com, trong bài viết  “Những nghịch lý không thể nào chấp nhận” Nguyên Thạch đã có nhiều vu khống khi nói về Cách mạng Tháng Tám. Hắn ta đã tung hô chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim khi cho rằng, chính phủ đó đại diện cho nước Việt Nam độc lập. Song, thực chất chính phủ đó chỉ là bù nhìn do phát xít Nhật dựng lên, nó chỉ là cái vỏ, không có thực quyền gì và hoàn toàn nằm dưới sự “chỉ huy” của phát xít Nhật. Thế mà hắn đã vu khống với những lời lẽ rất thấp hèn: “Hồ đã cùng đám đồ đệ cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim”. Nhưng cả thế giới đều biết Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng tiến hành cuộc Cách mạng tháng 8, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật xâm lược, chứ không phải từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, đơn giản bởi cái gọi là “chính phủ Trần Trọng Kim” có nắm quyền hành gì đâu mà bị giành mất?!!! Trong bài viết của mình, Nguyên Thạch còn “lập lờ đánh lận con đen” khi cho rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ, chỉ là cuộc “tiến chiếm” một chính quyền khác ở miền Nam.

Cùng với mục đích đó, cũng có bài viết với nhan đề: “Cần bao lâu để phá nát một đất nước”. Bài viết đã xuyên tạc khi cho rằng: “Bằng mọi giá CSVN tổng động viên, xua các thanh niên đi B để chiếm miền Nam cho bằng được... Quyết chơi cạn máu với quân lực VNCH cú chót để cướp miền Nam năm 1975”. Bất chấp sự thật, họ còn viết: “Chiếm được miền Nam rồi, các nhà máy bị đóng cửa, nền kinh tế xuống dốc không phanh, suýt nữa thì trở về thời kỳ đồ đá… chậm phát triển nhất nhì thế giới”.

Mới đây, ngày 31/12/2019 cũng trên mạng xã hội đó đã có bài “Việt Nam ngày mai: Đi về đâu?” của Bảo Giang. Bảo Giang đã lợi dụng những hạn chế, khuyết điểm của một số cá nhân, đảng viên để rồi nói xấu, vu cáo, chia rẽ Đảng với Nhân dân và cuối cùng là hô hào tập hợp lực lượng chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng tương tự, Nguyên Thạch có bài viết Lời đầu năm 2020. Nội dung thể hiện sự trăng trối tuyệt vọng, bởi “sự hoài công lãng phí của một đời người vô tích sự”. Sự chán trường, tuyệt vọng thể hiện ngay từ những câu đầu tiên: “Với nỗi niềm nặng trĩu của một con dân nước Việt, nói chi đây bên bờ vô vọng… mang khối tâm trạng nặng lòng ấy, hiện hữu là những suy tư chập chờn giữa vô vọng…”. Hắn viết tiếp: “Cuộc sống không có niềm tin, không ước mơ và hy vọng là cuộc sống vứt đi, nó không khác chi loài cầm thú…”.

Nhìn chung. tất cả đều cho rằng đất nước “đang chìm trong bóng tối” và coi Đảng Cộng sản Việt Nam là “giặc nội thù”; “Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức cơ hội và lừa đảo chính trị lớn nhất trong lịch sử Việt Nam”... Từ đó nuôi dưỡng ảo vọng “sự sụp đổ của đảng cộng sản là không thể nào tránh khỏi”. Chúng còn “khuyên” và kêu gọi người Cộng sản Việt Nam “từ bỏ quyền lãnh đạo”, “trở về với đồng bào”, “liên minh với Mỹ”, để “chống sự NÔ TẦU – chống Trung” nhằm “bảo tồn dân tộc”… Nói chung họ đã nói rõ lập trường của họ; nói rõ quyền lợi của họ, lòng thèm khát của họ…Nó hoàn toàn ngược lại nguyện vọng và lợi ích của Nhân dân!

Những năm gần đây đất nước ta phát triển với nhiều thành tựu nổi bật. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá: “Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương... Chỉ số Vốn con người (HCI) của Việt Nam xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ hai ở ASEAN, chỉ sau Sing-ga-po... Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp dịch vụ cơ bản cải thiện rõ rệt. Tiếp cận tới dịch vụ cơ sở hạ tầng ở các hộ gia đình tăng nhanh chóng. Trong năm 2016, 99% dân số sử dụng điện làm nguồn thắp sáng chính, so với 14% năm 1993. Cơ hội tiếp cận nước sạch ở nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016. Cơ hội tiếp cận những dịch vụ trên ở các đô thị đạt trên 95%... Giáo dục phổ thông ở Việt Nam tương đối tốt. Tỉ lệ phổ cập giáo dục và kết quả đầu ra cấp tiểu học ở mức cao và đồng đều, thể hiện ở kết quả ấn tượng trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) năm 2012 và 2015, theo đó thành tích của học sinh Việt Nam vượt xa nhiều quốc gia OECD. Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ năm 1990 đến 2015, tỷ suất tử vong mẹ giảm từ 139 xuống 54 trên 100.000 trẻ sinh sống và tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 44 xuống còn 16,7 trên 1.000 trẻ sống. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73 - cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới - 87% dân số có bảo hiểm y tế xã hội”.

Đặc biệt, năm 2019 đời sống Nhân dân tiếp tục nâng lên khi bình quân GDP đầu người đạt gần 2.800 USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. Trong chuyến thăm và làm việc mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Myanmar, các nhà lãnh đạo nước này cho rằng đây là thành tựu “đáng kinh ngạc” của Việt Nam. Còn theo UNDP, Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo. Cũng theo tổ chức này, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới và với chỉ số HDI năm 2019 là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước. Việt Nam cũng đang ở gần mức trần của nhóm các nước có HDI ở mức trung bình và chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào được nhóm các nước có HDI ở mức cao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Thành quả giảm nghèo của Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới là vĩ đại. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang tăng nhanh; theo dự báo, đến năm 2025, tầng lớp trung lưu sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tương đương 25 triệu người. Chính điều này sẽ góp phần minh chứng rõ nét hơn nữa thành quả giảm nghèo bền vững của chúng ta cũng như mục tiêu về một Việt Nam độc lập, tự cường và thịnh vượng, một xã hội công bằng, bình đẳng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành phần dân cư, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”.

Thế mà, cũng trên các trang mạng đã nói, họ vẫn phủ nhận những thành quả mà Nhân dân ta đã đạt được. Họ còn trâng tráo khi viết: “… kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay không hề liên quan đến “nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân””?!! Theo bọn họ, những thành tựu trong phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2019 chỉ là nhờ gặp may, khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc làm chuyển hướng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam và sự chuyển hướng này chỉ là tạm thời.

Gần đây, trên báo Tiếng Dân xuất hiện bài viết của Đỗ Ngà với tựa đề: “Có nên trung thành với khẩu hiệu “còn đảng còn mình” hay không?”. Mở đầu bài viết Đỗ Ngà cho rằng: “Ở đất nước này, từ ngày ĐCS nắm độc quyền cai trị đất nước họ đã phân xã hội thành 2 tầng rõ rết. Thượng tầng là ĐCS được đặc quyền đứng trên luật pháp. Hạ tầng là nhân dân chịu sự trừng phạt của luật pháp do Đảng viết ra và phải chấp nhận chịu đựng những mệnh lệnh phi pháp của Đảng”.

Về bản chất đây là vấn đề thuộc về lập trường, quan điểm cơ hội, sai trái, thù địch! Cần phê phán, bác bỏ!

Trước hết, chỉ cần có kiến thức tối thiểu về lịch sử, ai cũng biết rõ dân tộc ta không thể giành được độc lập nếu không đi theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta (năm 1858) đến trước năm 1930, đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu đầy tâm huyết, nhưng tất cả đều thất bại! Thất bại chồng lên thất bại! Nguyên nhân chính là do không có đường lối đúng đắn!

Năm 1911, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứ nước, Người đã đi đến hầu hết các châu lục. Đây là những năm tháng “thấm dầy thực tiễn”, nó giúp cho Người tìm thấy, hiểu đúng bản chất của chủ nghĩa thực dân. Tháng 7/1920, Người được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin và cũng chính từ đây đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập tự do thật sự cho dân tộc. Sau này hồi tưởng lại, Người nói: Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình mà tôi muốn nói to lên như đang đứng trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta.

Cuối tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp với tư cách đại biểu Đông Dương. Kết thúc Đại hội ngày 30/12/1920, Người ủng hộ thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. “Từ đó, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vượt qua lưới sắt của chủ nghĩa đế quốc Pháp và dần dần thấm vào nước ta”.

Cùng với việc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Quan trọng hơn, Hồ Chí Minh còn tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng về tổ chức và cán bộ, lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu, Trung Quốc, đồng thời gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc). Người nhận thức sâu sắc rằng: Để làm cách mạng “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Chính nhờ hoạt động không mệt mỏi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà đến cuối năm 1929, đầu năm 1930, những điều kiện cho sự ra đời của một Đảng Cộng sản đã chín muồi. Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đúng đắn đã mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc. Đảng ta ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Từ ngày mới ra đời, Ðảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Mầu cờ đỏ của Ðảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên”. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng luôn nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ to lớn, vai trò và vị thế cao như ngày nay. Những thắng lợi to lớn 90 năm qua là minh chứng sinh động về vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng. Bài học kinh nghiệm lớn rút ra là: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam... Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên.

Chín mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một quốc gia kinh tế - văn hóa phát triển, chính trị - xã hội ổn định, có nhiều triển vọng tốt. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi./.  

Trung Tân

Lượt người xem:  Views:   466
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by