Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 3, Ngày 28/02/2023, 13:00
Nhất định giành thắng lợi về văn hóa
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/02/2023 | AG3567

(TUAG)- Đại văn hào người Nga, Mắc-xim Goóc-ky từng tuyên bố: “Đối với tôi, lời kêu gọi tổ quốc lâm nguy, cũng không đáng sợ hơn lời kêu gọi: “Hỡi các công dân, văn hóa lâm nguy!””. Đúng vậy! Bởi văn hóa có vai trò rất to lớn. Như đất nước ta vốn là quốc gia có nhiều truyền thống rất tốt đẹp, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là bởi “Nước ta vốn là một nước văn hiến lâu đời”; ngay trong chiến tranh cũng luôn “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” (Duy ngã Đại Việt chi quốc,/Thực vi văn hiến chi bang… Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,/Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.). Vua Quang Trung khi làm Lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, chuẩn bị đại phá quân Thanh đã ra một tuyên bố đầy chất nhân văn: “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/… Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Suốt chiều dài lịch sử, biết bao trận thư hùng, quân phương Bắc thua chạy “về đến nước còn hồn phi phách tán,…”. Tất cả sự thất bại nhục nhả đó đều có sự thất bại về văn hóa!

Du-xuan-tg-CaominhDet.jpg

Kế thừa truyền thống của cha ông, khi chuẩn bị tiến hành Tổng khởi nghĩa, tháng 2/1943, Đảng ta đã tiến hành Hội nghị để "Nhận xét tình hình mới" và ra "Nghị quyết những điều cần thiết,… những công việc phải làm ngay đặng mau hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng". Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được thông qua. Sở dĩ như vậy là do Đảng xác định, bất cứ cuộc cách mạng nào đều bao hàm ý nghĩa văn hóa của nó. Dấu ấn văn hóa càng sâu thì quy mô và ý nghĩa của cuộc cách mạng đó càng to lớn. Cách mạng Tháng Tám thành công không chỉ Nhân dân ta tự hào mà nhiều dân tộc bị áp bức khắp nơi cũng được cổ vũ và noi theo!

Chuẩn bị kháng chiến chống Pháp, tháng 11/1946 Đảng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa tòan quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người đưa ra khẩu hiệu "Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến". Văn hóa được coi như một mặt trận, một động lực và mục tiêu của cách mạng và kháng chiến. Kể từ đó cách mạng nước ta không ngừng phát triển: đánh tan Thực dân Pháp, đánh bại Đế quốc Mỹ! Đất nước sạch bóng quân thù, giang san thu về một mối!

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã cố gắng rất nhiều cho sự phát triển của văn hóa. Nhưng nghiêm túc nhìn lại, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Đau xót nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội diễn biến rất phức tạp. Kinh tế phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn quá ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, nhưng một số lại chạy theo thị hiếu tầm thường, thậm chí độc hại; phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật thiên về giải trí, kích động bạo lực; thông tin sai trái trên các mạng xã hội, gây tâm trạng lo lắng, hoài nghi…

Trong tình hình đó, các thế lực thù địch tiếp tục phương châm “Đầu tư 1 USD cho mặt trận tư tưởng - văn hóa hiệu quả hơn đầu tư 10 USD cho mặt trận quân sự”. Họ đã mạnh tay chi hàng triệu USD vào việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực để hình thành “cuộc chiến thông tin” chĩa thẳng vào Việt Nam, hòng làm chuyển biến hệ tư tưởng, thay đổi hệ giá trị văn hóa, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội.

Bài học lớn theo tinh thần của "Đề cương văn hóa năm 1943" là: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, văn hóa phải luôn là mặt trận hàng đầu. Ngay từ khi bước vào đổi mới, Đảng đã tiếp tục đề cao vai trò của văn hóa, đồng chí Phạm Văn Đồng đã viết: "Nói một cách hình tượng, đổi mới phải bắt nguồn và bắt rễ từ mảnh đất của văn hóa, truyền thống văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới bao quát mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội đến chính trị và hệ thống chính trị của nước ta... Với tầm nhìn bao quát, phải thấy văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa". Thực tế đã chứng minh, càng tiến hành đổi mới, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa càng được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội.

Đại hội XIII của Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa phải thật sự là "Nền tảng tinh thần", "động lực, sức mạnh nội sinh phát triển bền vững" và "Soi đường cho quốc dân đi". Phải phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vận hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI. Đại hội xác định phải: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tối đa nội lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người, là quan trọng nhất".

Ngay sau đó, năm 2021, sau 75 năm Hội nghị Văn hóa lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai. Đồng chí Tổng Bí Thư đã khẳng định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế; xây dựng văn hoá trong Đảng và trong hệ thống chính trị. Chủ thể xây dựng và phát triển văn hoá là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng; phải phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hoá.

Bản “Đề cương Văn hóa” đã đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước suốt 80 năm qua. Những bài học quý giá mà bản Đề cương mang lại là cơ sở để chúng ta kế thừa xây dựng và phát triển nền văn hóa trong bối cảnh mới góp phần xây dựng đất nước ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”./.

               Trung Thành

Lượt người xem:  Views:   924
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by