Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 20/02/2023, 09:00
Không được phép hoài nghi tính chính nghĩa và sự hy sinh xương máu của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/02/2023 | AG3567

(TUAG)- Ngày 07/01/1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân dân ta đã đánh tan tập đoàn phản động Pôn pốt - Iêngxary, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, giúp Campuchia giải phóng hoàn toàn thủ đô Phnôm Pênh, thoát khỏi họa diệt chủng. Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam (QTNVN) đã sát cánh, giúp nhân dân Campuchia xây dựng đất nước (từ tháng 01/1979 đến 9/1989). Tuy nhiên, sự hiện diện của QTNVN ở Campuchia đã bị các thế lực thù địch, phản động cố tình vu khống, xuyên tạc sự thật lịch sử.

 

Những chứng tích lịch sử đau buồn của nhân dân Ba Chúc bị sát hại, chết thảm.

Chúng vu khống hành động nhân đạo của Việt Nam là “xâm lược Campuchia”, “đe dọa hòa bình ở khu vực”, cho rằng Việt Nam “âm mưu lập Liên bang Đông Dương do Việt Nam đứng đầu”, “thực hiện chủ nghĩa bá quyền”… Mục đích của chúng là nhằm phá hoại truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời, tình đoàn kết, hữu nghị của hai nước, kích động gây thù hằn giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.

Sự thật lịch sử đã chứng minh QTNVN ở Campuchia là thực hiện nghĩa vụ quốc tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc, thể hiện khát vọng hòa bình. Sau ngày 07/01/1979, tập đoàn Pôn pốt - IêngXary cơ bản đã bị đánh đổ, nhưng khoảng 4 vạn tàn quân, cùng đội chỉ huy vẫn còn lẩn trốn vào rừng dọc tuyến biên giới phía Tây - Tây Bắc Campuchia. Trong bối cảnh đó, Đảng Nhân dân cách mạng và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia chính thức đề nghị Việt Nam tiếp tục ở lại để giúp Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày 18/02/1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Campuchia với mục tiêu chiến lược là: Tiêu diệt hoàn toàn chế độ diệt chủng Pôn pốt- IêngXary; giúp Campuchia mạnh lên, đủ khả năng tự lực, tự cường; đảm bảo hòa bình, ổn định ở biên giới Tây Nam của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ chủ động rút QTNVN, giữ vững tình đoàn kết truyền thống Việt Nam- Campuchia. Như vậy, việc QTNVN hiện diện ở Campuchia trong giai đoạn 1979 - 1989 không phải là “hành động xâm lược” như các thế lực thù địch, phản động rêu rao. Ngược lại, đó là sự đáp lại đề nghị của Đảng, Chính phủ và nhân dân Campuchia của Việt Nam; cũng là nghĩa vụ quốc tế cao cả của Việt Nam trên tinh thần “giúp bạn là mình tự mình giúp mình” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. 

Trong thời gian ở Campuchia, QTNVN đã thực hiện đúng những cam kết trong Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam- Campuchia. Quyết định số 72-CP, ngày 26/02/1979 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam “về việc tổ chức Đoàn chuyên gia kinh tế, văn hóa giúp Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia” đã thể hiện: Nhiệm vụ của Đoàn là giúp Campuchia nghiên cứu chủ trương, chính sách, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa; giúp Chính phủ tổ chức thực hiện những kế hoạch, nhiệm vụ về phát triển kinh tế, văn hóa mà Campuchia chưa thể tự đảm nhiệm và yêu cầu Việt Nam giúp đỡ… Nguyên tắc hoạt động là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hai bên cùng có lợi. Chỉ thị số 75-CT/TW, ngày 15/5/1979 của Ban Bí thư nêu rõ: “Các đảng viên chỉ sang giúp bạn một thời gian, xong việc lại về… Tích cực đóng góp làm đúng tư cách người đảng viên, người tham mưu tốt của Trung ương Đảng ta, người chuyên gia tin cậy của bạn”. Với sự giúp đỡ của QTNVN, đến năm 1982, lực lượng cách mạng Campuchia dần trưởng thành, từng bước có thể tự đảm đương được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 10/1982, theo đồng thuận của hai bên, Việt Nam bắt đầu rút một phần QTNVN về nước, tiếp tục rút dần hàng năm và sẽ rút hết lực lượng vào năm 1990. Tuy nhiên, đến năm 1989, các mục tiêu chiến lược cách mạng của Campuchia và Việt Nam cơ bản hoàn thành. Tháng 9/1989, Việt Nam đã hoàn thành rút hết lực lượng chuyên gia quân sự về nước.

Trong 10 năm ở Campuchia, QTNVN chấp nhận nhiều hy sinh, mất mát to lớn; đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế đối với đất nước và nhân dân Campuchia. Với sự giúp đỡ của QTNVN, từ 21 tiểu đoàn ban đầu, Campuchia đã nhanh chóng xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh và hệ thống cơ quan chỉ huy từ trung ương đến cơ sở; chính quyền nhân dân được củng cố từ Trung ương đến địa phương; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại. Năm 1979, Chính phủ Việt Nam đã huy động và gửi khẩn cấp cho Campuchia 120.000 tấn lương thực để cứu đói. Ngoài ra, ta còn cung cấp giống, nông cụ, khôi phục các nông trường, nhà máy… Nhờ đó, cuối năm 1979, Campuchia đã thu hoạch được 300.000 tấn lương thực; năm 1980 được hơn 700.000 tấn; năm 1982 tăng lên 1 triệu 480 tấn; cơ bản đẩy lùi được nạn đói. Đưa hàng triệu người dân ly tán trở về quê cũ và dựng lại nhà cửa, mở lại hệ thống chợ, khôi phục và xây dựng hệ thống bệnh viện, trạm xá… Cũng trong 10 năm ấy, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ, chuyên gia Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên đất bạn (qua 22 năm (2000-2022), ta đã tìm kiếm, quy tập và tiếp nhận trên 3.200 hài cốt liệt sỹ) và cho đến nay, nhiều người vẫn chưa được về với đất mẹ. Đây là sự giúp đỡ tự nguyện dựa trên tình đoàn kết, hữu nghị sâu sắc và tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; được nhân dân trên thế giới hoan nghên, đặc biệt là sự ghi nhận của nhân dân Campuchia: “Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pôn pốt - IêngXary, trên toàn thế này không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã phát biểu: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay, dứt khoát là thế”.

Lịch sử không cho phép ai được hoài nghi tính chính nghĩa và sự hy sinh to lớn của QTNVN! Sự hết lòng và sự hy sinh đó chính vì mục tiêu hiện thực hóa khát vọng hòa bình, phát triển bền vững cho cả hai dân tộc Việt Nam và Campuchia và cũng để tiếp tục mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”./.

Kim Tuyến

Lượt người xem:  Views:   758
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by