Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 4, Ngày 12/10/2022, 14:00
Kiến tạo nên một xã hội thật sự vì con người!
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/10/2022 | AG3567

(TUAG)- Sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nhiều học giả tư sản đua nhau "chứng minh" về cái chết của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngay ở nước ta, một số cá nhân vốn là cán bộ cấp cao do chịu tác động của cơn địa chấn nói trên, họ đã "lung lay", "cơ hội"; đã "trở cờ". Hơn thế nữa còn lớn tiếng bịa đặt rằng, "sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCH ở Đông Âu cũng như cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 và đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đã chứng minh hùng hồn là mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm Mác-Lênin đã thực sự lỗi thời, đã bị lịch sử đào thải", trên thế giới "chẳng có một nước nào theo con đường Mác-Lênin và CNXH cả". Mới đây, ngày 06/8/2022, trên trang mạng xã hội Boxitvn.com, Nguyễn Đình Cống lại có bài "Phản biện học thuyết của Mác". Hắn tiếp tục xuyên tạc: Học thuyết của C.Mác sai về triết học; sai ở phương pháp nghiên cứu; sai ở nhận định về con người; sai về mô hình xã hội tương lai…

Tron-niem-tin-theo-dang.jpg

Giăccơ Đêrriđa (Jacques Derrida) - nhà triết học người Pháp từng khẳng định rằng: Triết học Mác, chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản dựa trên các học thuyết của C.Mác không những không chết, mà còn trường tồn với nhân loại ở thế kỷ XXI. Rằng, những di sản lý luận của C.Mác đã trở thành tài sản chung của cả nhân loại và sẽ mãi mãi là như vậy. Tạp chí "Người New York" cũng cho rằng, các vấn đề mà các nhà kinh tế học hiện đại đang đối mặt và giải quyết thực ra là họ đang "bước theo dấu chân của C.Mác mà họ không biết". Tạp chí Newsweek (Mỹ) còn có bài đề cao C.Mác "như thể đội mồ đứng dậy!", "đã mổ xẻ cái hệ thống trục lợi này tốt hơn ai hết"… Terry Eagleton - giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Lancaste Vương quốc Anh trong cuốn sách "Tại sao Mác đúng?" đã gây tiếng vang với rất nhiều ý kiến ủng hộ. T.Eagleton đã phân tích đầy sức thuyết phục và chỉ ra những sự phê phán về Mác đều thể hiện "sự non kém về lý luận, cách nhìn phiến diện, chụp mũ, lấy một vài hiện tượng, một vài mô hình trong thực tiễn không đúng với học thuyết của Mác để đổ lỗi cho Mác"… Thực tế như Mác đã vạch trần, trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng cực đoan và tàn nhẫn. Tư bản bị tập trung nhiều hơn vào trong tay một số ít người và ngày càng mang tính cướp đoạt chủng tộc. Và đúng như Mác đã từng nhận xét, giới hạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản chính là tư bản, mà quá trình tái sản xuất không ngừng của tư bản là ranh giới mà chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua. Cùng với quan điểm này, tác giả Fredrie Jamoson trong cuốn "Hệ tư tưởng của học thuyết", xuất bản năm 2008 ở London đã viết: "Chủ nghĩa Mác dứt khoác đúng!".

Một điều cực kỳ quan trọng thường bị xuyên tạc là vấn đề "mô hình của chủ nghĩa xã hội". Mác và sau này là Lênin không "định ra" một khuôn mẫu nào cả. Các ông đều khẳng định: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra". Mác có hai học thuyết quan trọng để làm rõ: Một là, vai trò cơ bản của kinh tế trong đời sống xã hội. Hai là, nguyên lý về sự kế tiếp nhau của phương thức sản xuất trong suốt quá trình lịch sử.

Ở Việt Nam, kể từ năm 1958, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đến trước năm 1930, đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống Pháp, nhưng tất cả đều thất bại! Thất bại chồng lên thất bại! Nguyên nhân chính là do không có đường lối đúng đắn! Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc với trí tuệ hơn người, trải qua nhiều năm tháng gian khổ, kiên cường, thấm đầy thực tiễn… Người đã tìm thấy và khẳng định "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản". Lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn đó là đúng đắn. Đấu tranh giành độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội chắc chắn không thể mang lại tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. 

Cho đến nay, trật tự tư bản chủ nghĩa ngày càng chỉ rõ nó là "xã hội 1%, của 1%". Những năm gần đây, mặc dù nhiều nước đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách "tự do mới"… Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008-2009 nhân loại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù họ đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu vãn, nhưng không mấy thành công. Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Điển hình như phong trào "99 chống lại 1" diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản…

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng đã và đang được nhận thức ngày càng hoàn thiện. Đó là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;…

Đi theo mục tiêu đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay; nó tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại./.

                                                                                         Trung Thành

Lượt người xem:  Views:   678
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by