Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 6, Ngày 17/06/2022, 09:00
Tự do báo chí ở Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
17/06/2022 | AG3567

(TUAG)- Vấn đề “tự do báo chí ở Việt Nam” luôn là một chủ đề được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động khai thác triệt để. Chúng cố tình xuyên tạc, bóp méo thực tế một cách vô căn cứ, một mực cho rằng Việt Nam “không có tự do báo chí”, “không có tự do Internet”… thâm độc hơn, chúng lưu truyền một số tài liệu trái phép vu cáo Đảng và Nhà nước ta bóp nghẹt tự do ngôn luận, kêu gọi giới trí thức, báo chí trong nước “đấu tranh” đòi các quyền tự do và báo chí phải “nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước”…

 Tu-do-bao-chi-ky-1-1.jpg

Thực chất, đây đều là những toan tính liên quan đến lợi ích cá nhân, là thủ đoạn chính trị với động cơ đê hèn, đi ngược với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Điển hình như, hàng năm vào Ngày Tự do báo chí quốc tế (3/5) tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) công bố bảng xếp hạng Chỉ số Tự do báo chí thế giới đã cố tình đánh giá sai lệch, thông tin sai sự thật về tình hình ở Việt Nam và một số nước. Chúng cho rằng, Việt Nam bắt giam ngày càng nhiều nhà báo đó là “hành động bóp nghẹt tự do ngôn luận”, “triệt tiêu quyền tự do báo chí”, vì thế mà “tình hình báo chí ở Việt Nam rất ổn định”. Tổ chức “Dự án 88” cũng lợi dụng danh nghĩa nhân quyền đấu tranh “tự do báo chí” để tập hợp lực lượng lật đổ chính quyền…

Lật tẩy chiêu bài lợi dụng “tự do báo chí” của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, chúng ta cần hết sức tỉnh táo, đồng thời cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, đập tan các luận điệu xấu, xuyên tạc.

Trước hết cần khẳng định rằng, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, báo chí Việt Nam đã có những đóng góp to lớn, luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Báo chí Việt Nam ra đời trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược và thực hiện ách cai trị của chúng ở nước ta. Tờ báo đầu tiên ra đời bằng chữ quốc ngữ là tờ “Gia Định báo”, xuất bản số đầu tiên ngày 15/4/1865. Tiếp đó là các tờ “Phan Yên báo”, “Nông cổ Mín đàm”, “Lục tỉnh Tân Văn”,... Nhiều tờ báo đã lọt qua được sự kiểm soát khắt khe của chính quyền thực dân để ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Tuy nhiên, hoạt động không lâu thì đóng cửa. Mặc dù bị đàn áp, nhưng báo chí Việt Nam vẫn vượt qua những phạm vi hoạt động vô cùng nhỏ hẹp của mình để đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tại các vùng tạm chiếm vẫn tồn tại các tờ báo yêu nước, lên án chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc, thực dân, kêu gọi lòng yêu nước, tinh thần chống thực dân, đế quốc, cổ vũ ý chí chống chiến tranh, đòi lập lại hoà bình ở Việt Nam,... Nhiều người đã bị đàn áp, tù đày, thực sự là “bút máu”.

Nền báo chí cách mạng Việt Nam đánh dấu bước ngoặt hình thành khi tờ “Thanh Niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tại Quảng Châu, ngày 21/6/1925. Từ đó, báo chí cách mạng đã góp phần vào truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, cổ vũ tinh thần chiến đấu ngoan cường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới. Hơn 400 nhà báo đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả. Có thể khẳng định rằng, dù trong hoàn cảnh thời chiến khó khăn, song với đường lối kháng chiến và kiến quốc của Đảng phù hợp với lòng dân, tự do báo chí ở Việt Nam luôn luôn phục vụ độc lập và tự do của Tổ quốc.

Trong xu thế hội nhập, bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đẩy mạnh hội nhập quốc tế với giữ gìn bản sắc dân tộc và các giá trị truyền thống. Trong lĩnh vực báo chí, Nhà nước ta luôn bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận, báo chí phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì mục tiêu phát triển, hạnh phúc của Nhân dân và phù hợp với lịch sử văn hóa, truyền thống dân tộc.

Giống như các quyền tự do khác của công dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải được tôn trọng, nhưng sự tự do ấy cũng phải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Trên cơ sở Công ước quốc tế và Hiến pháp nước ta qua các thời kỳ, Luật Báo chí (năm 1989, 1999, 2016), Luật An ninh mạng đã quy định nội dung này nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác. Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết và truyền thống của dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hoà bình, ổn định, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Báo chí Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước ta và đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong những năm gần đây. Hiện nay, nước ta đã có tất cả các loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Tính tới ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí (in và điện tử), trong đó có 114 báo thực hiện đồng thời 2 loại hình in và điện tử, 116 tạp chí in và điện tử, 557 báo và tạp chí in, 29 báo và tạp chí điện tử; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, trong đó có 02 đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài địa phương, 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng. Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng, trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tiếng nói của Nhân dân...; đồng thời là diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, Nhân dân.

Báo chí không chỉ tuyên truyền, cổ vũ, động viên các phong trào hành động cách mạng; báo chí còn phản ánh cả những mặt trái, tiêu cực trong xã hội. Tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, lãng phí; phát hiện những vụ việc trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân. Báo chí tham gia rộng rãi vào việc xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã chỉ rõ: Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí phải góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh... Nói như thế để thấy rằng, không có vùng cấm trong tự do báo chí.

Từ thực tiễn lịch sử, báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Đó chính là nội dung cất lõi của tự do báo chí ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chứ không hề có “tự do báo chí” vô tổ chức, vô giới hạn!

ST.

Lượt người xem:  Views:   721
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by