Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 5, Ngày 09/12/2021, 07:00
Văn hóa soi đường đi tới phồn vinh!
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
09/12/2021 | AG3567

(TUAG)- Đất nước ta có truyền thống văn hiến lâu đời. Bình Ngô Đại cáo khẳng định: "… Đại Việt chi quốc, /Thực vi văn hiến chi bang". Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt: "Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương"… Nhưng từ sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, cả dân tộc đắm chìm trong vòng nô lệ; bao lớp người bị đầu độc bởi "rượu cồn và thuốc phiện", bởi chính sách ngu dân "nhà tù nhiều hơn trường học"…

VH-nghe-si-noitieng.jpeg

Chương trình nghệ thuật “Hồ Chí Minh -Hành trình khát vọng”

Một nhà nho đã viết: "Thôi thánh hiền! Thôi hào kiệt! Thôi anh hùng!/ Nghìn năm sự nghiệp nước về Đông!". Và như Chế Lan Viên hồi tưởng: "Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/Giấc mơ con đè nát cuộc đời con/Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/… Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi/ Lòng ta thành con rối/ Cho cuộc đời giật dây". Hơn thế nữa, đỉnh cao của bi kịch là "Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê…".

Để chống lại chính sách văn hoá phản động của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, chống lại trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc,... năm 1943, Đảng ta đã đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam. Đây là Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng với các nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa trong xây dựng nền văn hóa mớiĐề cương xác định văn hoá là một trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế và văn hoá). Đề cương văn hoá là đường lối văn hoá của Đảng, tập hợp các nhà văn hoá, trí thức tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đề cương vạch ra phương hướng đấu tranh đúng đắn chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, vạch ra đường lối văn hoá cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hoá của một đất nước độc lập, nhân dân được tự do.

Ngày 24/11/1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã khai mạc tại Nhà hát Lớn, Thủ đô Hà Nội. Tại Hội nghị lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi.". Năm 1951, tại Chiến khu Việt Bắc, Người khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu-chấn động địa cầu" có sự đóng góp rất quan trọng của mặt trận văn hóa.

Tiếp theo là những năm tháng "Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước" với biết bao gian khó, nhưng trong suốt hành trình đó "Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười!". Bởi ai cũng nghe "… lòng phơi phới dậy tương lai!". Chúng ta tiếp tục giành được thắng lợi vô cùng to lớn. Một trong những nguyên nhân hợp thành là do Đảng đã phát huy được "… nghị lực chiến đấu phi thường và sức sáng tạo vô tận của Nhân dân ta, với những tinh hoa trong truyền thống bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam ta".

Mới đây, ngày 24/11/2021 đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Hội nghị cho rằng: Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về phát triển văn hóa và con người Việt Nam, xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng (Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển. Đặc biệt, gần đây nhất, những kết quả đạt được trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu được dư luận quốc tế đánh giá cao). Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với Cuộc vận động "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng nếp sống và văn hóa ứng xử nơi công cộng" có kết quả rõ rệt. Việc xây dựng văn hóa trong chính trị được triển khai gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng văn hóa trong kinh tế bước đầu có chuyển biến về nhận thức và hành động.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém. Trước nhất là việc quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra. Thiếu chiến lược dài hạn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ trên các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Việc thể chế hóa đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người chưa theo kịp yêu cầu. Đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, văn nghệ còn thấp, chưa tương xứng với đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội. Công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa kết quả chưa như mong muốn. Môi trường văn hóa gia đình - nhà trường - xã hội có lúc, có nơi chưa lành mạnh, có mặt xuống cấp. Việc xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế tuy đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể triển khai, nhưng kết quả còn chưa tương xứng. Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cấp cao làm giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước…

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; phát triển văn hóa đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, cần phải khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra./.

Trung Thành

Lượt người xem:  Views:   847
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by