Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 4, Ngày 04/03/2020, 10:00
Tín hiệu mừng thị trường đầu ra nông sản
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
04/03/2020 | Thiện Tâm

​(TUAG)- Sau thời gian nông sản bị rớt giá, tại An Giang do ảnh hưởng của dịch CoVid-19 (tên mới là SARS-CoV-2), mấy ngày nay giá xoài, ớt, bưởi, mít... đã tăng giá trở lại, nông dân rất phấn khởi, song lượng tiêu thụ còn ít so sản lượng thu hoạch. Nhà vườn hy vọng giá nông sản còn tiếp tục tăng, hàng hóa xuất khẩu thuận lợi.

Phấn khởi giá tăng

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới Lưu Minh Tuấn cho biết: " Toàn huyện có hơn 71 vựa lớn thu mua xoài. Sau khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhất là sau khi thị trường Trung Quốc đóng cửa, 21/71 vựa hoạt động cầm chừng, có đơn đặt hàng mới thu mua, vựa nhỏ mua khoảng 2-5 tấn/ngày, vựa lớn thu mua 20-30 tấn/ngày, không có vựa nào có hợp đồng đặt hàng trước. Thị trường tiêu thụ trong nước như: Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang... với giá mua rất thấp, bình quân 5.000 đ/kg. Với giá bán như trên thì nông dân bị lỗ, nên một số hộ dân có gắng neo xoài chờ giá. Mấy ngày nay, giá xoài tăng nhẹ, tất cả các vựa mở cửa thu mua, nhưng lượng mua vào cũng còn ít. Hiện tại vựa thu mua xoài xanh loại I giá 11.000 đồng/kg, loại II giá 7.000 đồng/kg; xoài vàng loại I giá 12.000 đồng/kg, loại II giá 7.000 đồng/kg, xoài hạt lép (xoài cóc) giá 9.000 đồng/kg".

Các nhà vườn cho biết: hiện tại vườn đã có thương lái, chủ vựa đến mua với giá bình quân 11.000 đồng/kg (tăng 6.000 đồng/kg so trước): xoài xanh loại I giá 9.000-11.000 đồng/kg, loại II giá 5-6.000 đồng/kg; xoài vàng loại I giá 12-13.000 đồng/kg, loại II giá 6-7000 đồng/kg, xoài hạt lép (xoài cóc) giá 11-12.000 đồng/kg.

Giá xoài tăng do thị trường có dấu hiệu khởi sắc, tiêu thụ khá tốt tại các cửa hàng, siêu thị, chợ đầu mối... Đồng thời, đã có một số cửa khẩu mở cửa khẩu, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên theo Bộ Công thương, các lô hàng nông sản và trái cây của Việt Nam, mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất khẩu nhưng tiến độ đã và đang chậm hơn rất nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Nhà vườn neo chờ giá tăng

Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Lợi cho biết: Trước đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, Sở đã chủ động phối hợp tìm giải pháp hỗ trợ cho nông dân, ưu tiên xử lý sản phẩm có thời gian bảo quản ngắn và đang trong giai đoạn thu hoạch chính vụ như xoài, chuối. Sở đã có văn bản đề nghị các siêu thị, trung tâm thương mại trong, ngoài tỉnh kết nối tiêu thụ nông sản. Qua đó đã kết nối siêu thị Tứ Sơn, Co.opmat hỗ trợ tiêu thụ bươi da xanh, xoài ở Chợ Mới Thoại Sơn. Tuy nhiên việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân gặp khó khăn do: không có thông tin cụ thể về số lượng mặt hàng cần hỗ trợ tiêu thụ, thói quen mua bán thông qua thương lái để xuất khẩu sang thi trường Trung Quốc, chưa quan tâm khai thác thị trường nội địa, nhất là các kênh phân phối hiện đại. Đồng thời tâm lý neo hàng chờ tăng giá. Khi Sở Công thương giới thiệu siêu thị liên hệ đến mua hàng thì nông dân điều chỉnh tăng giá hoặc cho biết là không có nhu cầu bán sản phẩm...".

Thực tế, nhà vườn vừa nghe xoài lên giá, hầu hết không tiếp tục thu hoạch. Cho rằng với giá thu mua trên còn thấp, nên cố gắng neo xoài chờ giá tăng, dù xoài trên cây đã quá già và sản lượng còn nhiều, khiến các chủ vựa lao đao, khó tìm xoài để mua.

San-phong-nong-nghiep-1.jpg

Các vựa xoài đã hoạt động khá nhộn nhịp trở lại

Chị Huỳnh Thị Ngữ, chủ vựa xoài Phú Quí (xã Bình Phước Xuân) cho biết: "Mấy ngày nay xoài tăng giá, nhưng nhà vườn ngặt lắm, không bán, neo lại chờ giá trong khi trước đây còn chưa lâu tôi vẫn chấp nhận lỗ, mỗi ngày thu mua 20-30 tấn xoài để hỗ trợ nông dân tiêu thụ và nỗ lực tìm hướng đưa xoài qua Trung Quốc để giúp bà con tiêu thụ nhiều hơn. Nay đã xuất qua Trung Quốc được gần 3 container gần 90 tấn xoài dù không lợi nhuận nhiều".

Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Lợi chia sẻ: 2 tuần trước nông dân còn than không bán được sản phẩm, kêu giải cứu. Khi tỉnh nỗ lực tìm kiếm thị trường, Sở Công thương cũng kết nối và đã được siêu thị BigC tại TP. Hồ Chí Minh đồng ý và thống nhất mở mã code để nhập mặt hàng xoài. Song, khi siêu thị BigC liên hệ để đặt hàng theo giá ban đầu 10.000 đồng/kg, thì HTX, nông dân trồng xoài đòi tăng giá bán.

Cần có chính sách kết nối cung cầu, giảm sự phụ thuộc vào 1 thị trường

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp tỉnh năm 2019 Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư chỉ đạo: "Nông nghiệp An Giang tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu để nâng cao sức cạnh tranh. Mặc dù, thời gia qua, dịch COVID-19 làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế và thương mại thế giới trong khoảng thời gian có dịch bệnh nhưng sau khi hết dịch sẽ kích thích tăng trưởng trở lại, giá nông sản sản sẽ tăng, đây chính là cơ hội của Việt Nam. Trong nước, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được Chính phủ quan tâm đầu tư, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi vào thực tiễn, với quan điểm chung được thống nhất từ Trung ương đến địa phương là lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Theo đó, các cơ chế chính sách sẽ tập trung tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh phát triển. Đặc biệt, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đã triển khai 4 năm qua và bắt đầu có hiệu ứng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nhất là đối với cây ăn trái (chuối, xoài..) sẽ cho thu hoạch nhiều hơn...

Ông Thư cho rằng, năm 2020 tình hình kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục sẽ có những khu vực năng động, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu nhiều hơn, những sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam sẽ có cơ hội để phát triển.

San-phong-nong-nghiep-2.jpg

Liên kết tiêu thụ, hỗ trợ đầu ra nông sản cho nông dân

Sản phẩm nông sản An Giang xuất sang thị trường nhiều nước. Để ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, có "sức đề kháng" tốt trước biến đổi của thị trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư yêu cầu, Sở Nông nghiệp và các địa phương chủ động rà soát lại các mặt hàng, nhất là các mặt hàng nông sản phụ thuộc thị trường Trung Quốc, nắm rõ diện tích, sản lượng nếp xoài cá tra... để có chính sách kết nối cung cầu rõ ràng, tìm hướng xúc tiến, kết nối thị trường, giảm sự phụ thuộc vào 1 thị trường nhằm tránh ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Đồng thời, Sở Nông nghiệp chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp để đẩy nhanh Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tăng trưởng hợp lý; sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản phẩm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao hàm lượng chất xám và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp cùng với việc nâng cao giá trị canh tác và thu nhập của nông dân.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Sĩ Lâm, những tháng đầu năm 2020, tình hình dịch COVID-19  diễn ra phức tạp, Trung Quốc hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu nên doanh số xuất khẩu của một số doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh sẽ bị ảnh hưởng lớn, các đơn hàng xuất khẩu sẽ bị giảm 30 - 40% so kế hoạch. Để giải quyết vấn đề này, sẽ chủ động phối hợp với các đơn vị theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản trên địa bàn tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời theo dõi chặt diễn biến tình hình dịch bệnh để chủ động tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Thực hiện rà soát lại các vùng sản xuất chuyên canh, để có giải pháp tập trung ưu tiên đầu tư cải tạo đất, thủy lợi, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác cho những vùng này.

Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Vũ Minh Thao đề xuất: các Sở, ngành tỉnh hỗ trợ tiếp tục tìm đầu ra cho sản lượng xoài. Hỗ trợ mời gọi các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến các sản phẩm từ xoài, rau màu để thu mua sản lượng đến thời điểm thu hoạch. Đối với lúa gạo nếu giá thấp, nông dân bán thua lỗ thì đề xuất tỉnh, Trung ương có chính sách thu mua tạm trữ đảm cho nông dân có lãi để có thể tái sản xuất.

Bài, ảnh: Thiện Tâm

Lượt người xem:  Views:   207
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by