Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 6, Ngày 21/02/2020, 11:00
Cơ giới hóa nông nghiệp, giải pháp khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/02/2020

(TUAG)- Hòa cùng tốc độ công nghiệp hóa của cả nước, tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang có những bước tiến đáng kể tạo việc làm nâng cao đời sống cho lao động nông thôn. Từ đó, nguồn lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, để đảm bảo phát huy tiềm năng nông nghiệp, tỉnh đã quan tâm công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Diện tích gieo trồng lúa cả năm của tỉnh khoảng 627,4 nghìn ha (năm 2018) với năng suất lúa bình quân đạt 6,3 tấn/ha, một số tiến bộ về cơ giới hóa được triển khai ứng dụng nhằm giúp giảm giá thành, sản xuất có hiệu quả hơn.

Với sự phối hợp giữa IRRI, Trung tâm Năng lượng - Máy Nông nghiệp của Đại học Nông Lâm TP.HCM, Cục Bảo vệ thực vật và ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đã triển khai ứng dụng thiết bị san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng tia laser, kết hợp thực hiện chương trình “1 Phải 5 Giảm”, nhằm mục đích hỗ trợ người dân quản lý mặt bằng đồng ruộng để giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng nước và các kỹ thuật khác một cách hiệu quả hơn. Năm 2019, An Giang đã hỗ trợ đầu tư cho tổ hợp tác, hợp tác xã 06 máy san phẳng mặt ruộng bằng tia lazer, diện tích được trang bằng máy lazer trên 200 ha.

canh_dong-lon.jpg

Mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa đã phát huy hiệu quả

An Giang có phong trào xã hội hóa và thương mại hóa giống lúa phát triển, hằng năm có trên 25.000 ha diện tích nhân giống do đó áp lực thuê mướn nhân công cấy là rất lớn. Để khắc phục tình trạng này, trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với nhiều công ty trong và ngoài nước tổ chức trình diễn máy cấy lúa nhằm giúp nông dân chọn được loại máy phù hợp với vùng đất cũng như phù hợp với khả năng đầu tư. Kết quả loại máy cấy VP7D25 – Yanmar (với khoảng cách giữa các hàng 25cm và khoảng cách mỗi bước cấy: 22, 18, 16, 14, 12, 10 cm) được phần lớn nông dân chấp nhận và đầu tư mua sắm, đến nay toàn tỉnh có 18 máy cấy lúa các loại.

Để tạo điều kiện cho người dân đầu tư trang bị máy móc thông qua chương trình hỗ trợ từ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, các ngân hàng đã hỗ trợ cho trên 1.400 lượt hộ nông dân vay vốn mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 2.042 máy gặt đập liên hợp các loại, đáp ứng được 98% diện tích thu hoạch bằng máy đã góp phần giảm thất thoát trong khâu thu hoạch.

Để nâng cao giá trị hạt gạo, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, thời gian qua tỉnh An Giang đã có nhiều chính sách phát triển khâu sau thu hoạch: Hỗ trợ vốn tín dụng cho vay không tính lãi trong 03 năm - ngân sách tỉnh cấp bù lãi suất để khuyến khích hợp tác xã/tổ hợp tác, doanh nghiệp đầu tư lò sấy, nhờ đó số lượng máy sấy của tỉnh tăng nhanh, đặc biệt là những lò sấy công suất lớn từ 30 tấn trở lên, hiện số lượng lò sấy tại An Giang là 1.069 cái, một số doanh nghiệp tiêu thụ lúa đã đầu tư lò sấy hiện đại có công suất hàng trăm tấn/ngày (500 tấn/ngày) để phục vụ sấy lúa vùng nguyên liệu ở những cánh đồng lớn, khoảng 90% sản lượng lúa đều được sấy.

Tận dụng nguồn rơm rạ dồi dào sau thu hoạch lúa để phục vụ lại sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng giá trị trong nông nghiệp và hạn chế ô nhiễm môi trường. Toàn tỉnh hiện có 200 máy thu gom rơm các loại, đã thu gom khoảng 25% lượng rơm phục vụ lại trong sản xuất: trồng nấm rơm, ủ chua làm thức ăn cho bò, tủ liếp trồng rau màu,…

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn trái (khoảng 15 nghìn ha), do đó nhu cầu ứng dụng cơ giới hóa ngày càng nhiều, nhiều mô hình ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun kèm bón phân kết hợp bộ phận hẹn giờ được triển khai cho rau màu và cây ăn trái, đã góp phần giảm chi phí và công lao động trong sản xuất. Nông dân tại một số vùng trồng màu đã nghiên cứu, sáng chế thành công và đưa vào ứng dụng: máy đánh rãnh, lên liếp cho cây mè, xay thân bắp làm thức ăn gia súc,…

Chăn nuôi ở An Giang phần lớn phát triển theo mô hình kinh tế nông hộ và đầu tư của người dân vào cơ giới hóa trong chăn nuôi còn thấp, có 02 doanh nghiệp, 10 trang trại có sử dụng hệ thống chuồng trại công nghệ bán tự động như hệ thống thông gió, làm mát trong các trại chăn nuôi, vòi uống tự động, máy bơm nước rửa chuồng, máy cắt nhỏ cây thức ăn, máy phun thuốc sát trùng chuồng trại. Ngoài ra trong tỉnh có 01 xí nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (Afiex) công suất 100.000 tấn/năm, 140 lò ấp nở gia cầm công suất từ 2.000 - 15.000 trứng/mẻ, 19 lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, 11 mô hình máy phát điện sử dụng khí sinh học (Biogas).

Trong lĩnh vực thủy sản, với 2.496 ha ao hầm và gần 2.200 bè nuôi trồng thủy sản, việc đưa máy móc cơ giới hóa vào các khâu phối, trộn thức ăn, bơm nước, tạo ôxy trong các ao nuôi cá thâm canh, ấp trứng cá nhân tạo… từng bước được áp dụng và cho hiệu quả cao. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Trong thời gian tới, tỉnh thực hiện các giải pháp khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư như: Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay thực hiện theo chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp (Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp). Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Trong đó chú trọng đầu tư, nâng cấp giao thông nội đồng, cơ sở hạ tầng đồng ruộng, hệ thống điện,… để từng bước hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu cho các loại máy móc hoạt động và vận chuyển thuận tiện, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào.

Đào tạo nguồn nhân lực, thu hút đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ phục vụ công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng như năng lực ngoại ngữ để làm việc với doanh nghiệp, đối tác nước ngoài. Hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách về đầu tư và thu hút vốn trong nông nghiệp, trong đó cần chú trọng đến các yếu tố như: Triển khai nhanh chóng các văn bản pháp luật đến các nhà đầu tư, có những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, thủ tục hành chính đơn giản và nhanh chóng, chính quyền hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo khi doanh nghiệp cần.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 567/QĐ-UBND, ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh về Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân đổi mới công nghệ sản xuất phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh./.

Trọng Kha


Lượt người xem:  Views:   995
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by