Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 5, Ngày 05/01/2023, 09:00
Thị trường tiêu thụ và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực rộng mở
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/01/2023 | Hạnh Châu

​(TUAG)- Năm 2022, các mặt hàng nông, thủy sản của tỉnh xuất khẩu ổn định và tăng trưởng, khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Ước tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 đạt hơn 1,368 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,158,60 tỷ USD, tăng 0,31% so kế hoạch (kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực (gạo, cá, rau, may mặc) đạt 913 triệu USD, chiếm 79% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Các mặt hàng nông, thủy sản đều có sự tăng trưởng khoảng 9-13% so cùng kỳ.

Đạt các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu

Các doanh nghiệp (DN) đã cố gắng tận dụng hết nội và ngoại lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu; cùng với sự đồng hành của chính quyền. Trong đó đặc biệt Sở Công Thương đã từng bước gắn kết lại các DN xuất khẩu chủ lực của tỉnh với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, kết nối cho các DN vừa và nhỏ, các tổ chức sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm; đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng liên tục ở từng mặt hàng so cùng kỳ.

Xuat-khau-22-1.jpg 

Sản xuất, chế biến các sản phẩm xuất khẩu

Mặt hàng gạo thế mạnh của An Giang kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, xuất sang 41 nước, sản lượng xuất khẩu trên 563 ngàn tấn; tương đương 306 triệu USD, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; tăng 9% về lượng và về kim ngạch so cùng kỳ. Giá xuất khẩu gạo bình quân đạt 543,26 USD/tấn, tăng 1,01 USD/tấn so cùng kỳ. Điểm sáng xuất khẩu gạo của tỉnh trong năm 2022 là Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thực hiện thương vụ bán gạo thương hiệu vào Carrefour và Leclerc – 2 hệ thống phân phối hàng đầu của Pháp với sản lượng 910 tấn gạo Jasmine, Japonica và LT28.

Mặt hàng chủ lực thủy sản (cá tra và thủy sản khác) sản lượng xuất khẩu đạt 194 ngàn tấn; tương đương 390 triệu USD, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; tăng 12% về sản lượng và tăng 13% về kim ngạch so cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.432,23 USD/tấn, tăng 13,05 USD/tấn so cùng kỳ. An Giang có kim ngạch xuất khẩu cá tra chiếm 14% trong tổng dự ước kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước năm 2022. Nổi bật nhất là Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Việt xếp thứ hạng 3/5 DN xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam trong những tháng đầu năm. Cũng trong năm 2022 Công ty Nam Việt đã xuất khẩu cá tra trở lại sang Mỹ với giá xuất khẩu 5 USD/kg, mở rộng cánh cửa xâm nhập thị trường Mỹ sau một thời gian bỏ ngõ.

Sở Công Thương An Giang cho biết: Mặt hàng rau củ quả đông lạnh, rau củ quả tươi kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 37 triệu USD, chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong đó, mặt hàng rau củ quả đông lạnh kim ngạch xuất khẩu đạt gần 19 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ. Mặt hàng rau củ tươi vẫn tiếp tục được thị trường Campuchia đón nhận, thể hiện ở giá trị kim ngạch xuất khẩu sang cửa khẩu chính ngạch đạt 18 triệu USD, tăng gần 12% so cùng kỳ.

Mặt hàng may mặc (quần áo, túi xách, giày dép các loại) kim ngạch xuất khẩu gần 180 triệu USD, tăng gần 11% so cùng kỳ, chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Năm 2022, mặt hàng may mặc của tỉnh phát huy lợi thế và tiếp tục phát triển thêm 6 thị trường mới so cùng kỳ: Anh, Ý, Mexico; Nga; Pháp và Úc. Mặc dù kim ngạch sang các thị trường không cao nhưng cho thấy hiệu quả từ các Hiệp định mang lại; các doanh nghiệp đã tận dụng tối đa ưu đãi hiện có.

Thị trường từ các Hiệp định Thương mại

Về thị trường xuất khẩu sang thành viên các nước Việt Nam đã tham gia các Hiệp định Thương mại nổi bật nhất là dù mới có hiệu lực chính thức từ ngày 1/1/2022, nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh sang các thị trường thành viên Hiệp định RCEP đạt 304 triệu USD, tăng 13% so cùng kỳ và đã có mặt 12/14 nước thành viên của Hiệp định RCEP. Thị trường RCEP là một thị trường lớn chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (thành viên các Hiệp định chủ yếu là các nước Châu Á).

 Xuat-khau-22-2.jpg

Tập đoàn Lộc Trời bán gạo thương hiệu vào Carrefour và Leclerc – 2 hệ thống phân phối hàng đầu của Pháp

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh sang các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP đạt 114 triệu USD, tăng 17% so cùng kỳ, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đã có mặt 10/10 nước thành viên của Hiệp định CPTPP. Trong quý III/2022 đã tiếp cận và có giá trị xuất khẩu sang thị trường Peru cho mặt hàng thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh sang các thị trường thành viên Hiệp định EVFTA có sự tăng trưởng khi đạt 35 triệu USD, tăng 15% so cùng kỳ, chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đã có mặt 16/27 nước thành viên của Hiệp định EVFTA. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len theo Hiệp định UKVFTA đạt 13 triệu USD, tăng 25% so cùng kỳ, chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, nhưng lại giá trị xuất khẩu vào thị trường rất cao: Giá xuất khẩu gạo bình quân 660USD/tấn, cá 3.570 USD/tấn (đây là Hiệp định có sự tăng trưởng vượt bậc nhất trong tất cả các Hiệp định).

Đối với thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đạt gần 120 triệu USD, tăng gần 12% so cùng kỳ, nhưng chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm 21% so tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh sang khu vực Châu Á. Thị trường khác ngoài Trung Quốc duy trì tỷ trọng kim ngạch như Malaysia (chiếm 5%, tăng 1% so cùng kỳ); Philippines (chiếm 5%, tăng 1% so cùng kỳ); Singapore (chiếm 3%, tăng 1% so cùng kỳ); Gana (chiếm 2%, tăng 2% so cùng kỳ); thị trường Châu Đại Dương (chiếm 1%, tăng nhẹ khoảng 1% so cùng kỳ).

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Sở Công Thương dự báo xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh năm 2023 tiếp tục có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Để chủ động ứng phó với áp lực cạnh tranh, hỗ trợ các DN, đẩy mạnh xuất khẩu, thời gian tới, cần tập trung triển khai đồng bộ cả 3 khâu: Tăng cường kết nối DN liên kết phát triển vùng nguyên liệu theo hướng kiểm soát, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn và quy định nhập khẩu của các thị trường. Đi sâu hơn vào công tác chế biến và mở rộng thị trường, phát triển theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ. Đặc biệt chú ý 2 nút thắt là: Phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chế biến sâu và xúc tiến, mở rộng thị trường.

Sở Công Thương An Giang sẽ tiếp tục tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân tham gia từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm: Các cơ quan quản lý nhà nước nhất là các Bộ chủ quản, Thương vụ Việt Nam ở các nước, Viện nghiên cứu để có những thông tin về thị trường, rào cản, chính sách và cung cấp cho địa phương và DN, giá cả, chất lượng sản phẩm, cung cầu, cải tiến kỹ thuật mới, thay đổi nông vụ phù hợp với nhu cầu thị trường. Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển thương hiệu gạo, phát triển hệ thống logistics, thương mại biên giới. Tăng cường khuyến cáo DN xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ DN trong tiêu thụ nông thủy sản.

Hạnh Châu

Lượt người xem:  Views:   303
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by