Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 2, Ngày 04/11/2019, 09:00
Thị xã trẻ Tân Châu vươn mình phát triển, trở thành đô thị biên giới, là vùng kinh tế động lực của tỉnh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
04/11/2019

(TUAG)- Tân Châu là thị xã biên giới, nằm ở phía Bắc tỉnh An Giang, nơi đầu nguồn của dòng Mê Kông chảy vào Việt Nam, có đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia dài khoảng 6,2 km, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (cửa khẩu đường sông duy nhất trên biên giới Việt Nam và Campuchia),

​Tân Châu là thị xã biên giới, nằm ở phía Bắc tỉnh An Giang, nơi đầu nguồn của dòng Mê Kông chảy vào Việt Nam, có đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia dài khoảng 6,2 km, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (cửa khẩu đường sông duy nhất trên biên giới Việt Nam và Campuchia), là cửa ngõ giao thương kinh tế quan trọng của các tỉnh vùng đất chín rồng đến các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông. Với thế mạnh về phát triển đô thị, du lịch sinh thái, du lịch vùng sông nước và phát triển kinh tế cửa khẩu, là đầu mối giao thông thủy bộ của khu vực, điểm trung chuyển hàng hóa giao thương qua biên giới Campuchia, Tân Châu hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi và vị trí chiến lược để phát triển cả về kinh tế thương mại, dịch vụ du lịch và an ninh - quốc phòng.


Kinh tế biên giới Vĩnh Xương

Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng đô thị và đô thị hoá của thị xã Tân Châu nhìn chung tăng nhanh (tỷ lệ đô thị hoá đạt 37,6%, đứng thứ 3 trên toàn tỉnh). Tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,95%/năm (giai đoạn 2016 - 2018); đời sống Nhân dân trên địa bàn được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người GDP đạt 43 triệu đồng/năm, tăng 230% so với năm 2009 (riêng thu nhập bình quân đầu người năm 2018 bằng 0,96 lần thu nhập bình quân đầu người cả nước); Tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 3,34%, giảm 0,81% so năm 2009. Thông qua chương trình khai thác lợi thế kinh tế biên mậu và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế biên giới của thị xã ngày càng được phát huy. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (giai đoạn 2016 -2018) đạt trên 1,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm trên 95%. Song song đó, thị xã cũng chú trọng khôi phục, phát triển ngành se tơ, dệt lụa Tân Châu và dệt thổ cẩm Châu Phong. Thị xã luôn quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phát triển mới và đầu tư, mở rộng qui mô. Từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Long Châu, Cụm công nghiệp Vĩnh Xương. Tích cực mời gọi các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông thuỷ sản, lương thực – thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đầu tư sản xuất phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang Campuchia.

Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh, các hoạt động trao đổi, mua bán tại các chợ phục vụ tốt nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân. Tỷ trọng thương mại, dịch vụ tăng từ 61,7% (năm 2016) lên 64,2% (năm 2018). Ngoài siêu thị Co.opmart Tân Châu đã đưa vào hoạt động từ tháng 02/2018, hiện trên địa bàn thị xã có 20 chợ, trong đó có 3 trung tâm thương mại - dịch vụ cấp đô thị như chợ Tân Châu, chợ Long Hưng, chợ Long Sơn. Các chỉ tiêu bình quân về mạng lưới chợ trên địa bàn thị xã đạt khá so với các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh. Từ lợi thế về cảnh quan thiên nhiên mang đậm nét vùng sông nước, có nhiều di tích lịch sử và các lễ hội văn hóa dân tộc đặc sắc, Tân Châu là điểm dừng chân cuối cùng ở miền Tây trước khi sang Campuchia của nhiều tàu du lịch dành cho khách nước ngoài. Gần 10 năm qua, các dịch vụ phục vụ du khách ngày càng phát triển, đặc biệt là các tour du lịch cộng đồng tham quan các làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt chiếu và dệt thổ cẩm. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, có trên 8.500 lượt khách tham quan; trong đó, có gần 6.500 lượt khách quốc tế thông qua các công ty du lịch lữ hành sông Mêkông.


Niềm vui của người dân khi cầu Tân An lưu thông

Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn thị xã Tân Châu được trang bị hiện đại, công nghệ cao và chất lượng tương đối đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các đơn vị hành chính trong toàn tỉnh. Các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn pháp luật, tin học, y tế có bước phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào việc hình thành môi trường đầu tư kinh doanh sôi động và lành mạnh trên địa bàn. Điểm nổi bật của thị xã trong thời gian gần đây là tập trung xây dựng Nông thôn mới và xây dựng Nếp sống văn minh đô thị, đây được xem là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện, nhằm hướng đến cảnh quan "xanh, sạch, đẹp". Đến nay, toàn thị xã có 04 xã đạt chuẩn "Xã nông thôn mới", 02 phường đạt chuẩn "Văn minh đô thị". Nhiều công trình trọng điểm đã và đang được thi công và đưa vào sử dụng góp phần tạo nên bộ mặt mới cho đô thị trong giai đoạn phát triển và hội nhập. Chất lượng sống đô thị ngày một nâng cao. Nhà ở, công trình xây dựng đúng quy định, tạo vẽ mỹ quan, đảm bảo bộ mặt đô thị ngày càng khang trang sạch đẹp... Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố ngày càng tăng cao, khu vực nội thị đạt 93%. Bên cạnh đó, hệ thống công trình công cộng trên địa bàn như trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí... đã và đang được đầu tư, nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới tạo sự khang trang và mỹ quan cho đô thị. Trên địa bàn còn có nhiều tuyến phố đã được đầu tư cải tạo, chỉnh trang, là các tuyến giao thông chính như: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Nhàn, Tôn Đức Thắng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát,... Lưới điện trên địa bàn thị xã đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn vận hành, đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, tỷ lệ số hộ dân có điện sử dụng đạt 100%. Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng khu vực nội thị đạt trên 96%, tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng trên 56%. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch năm 2018 đạt 99,6%.

Tân Châu cũng là một trong những địa phương có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh. Tổng chiều dài mạng lưới đường giao thông chính nội thị trên địa bàn thị xã là 33,74 km, mạng lưới giao thông được nâng cấp hoàn thiện, nhựa hóa từ trung tâm đến các phường -  xã; đặc biệt Cầu Tân An hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2019 đã giúp thị xã thoát khỏi thế cô lập của vùng cù lao, tạo điều kiện giao thương hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Trên địa bàn thị xã có đoạn sông Tiền dài 17,5 km, là tuyến đường thủy quốc tế cấp đặc biệt do Trung ương quản lý, đóng vai trò phục vụ giao thông vận chuyển hàng hóa nông sản của thị xã và các huyện cù lao (Phú Tân, Chợ Mới) sang nước bạn Campuchia. Cùng với đó, bờ kè ven sông Tiền tại khu vực trung tâm và tuyến biên giới Vĩnh Xương kéo dài hơn 2 km là công trình lịch sử, không chỉ ngăn chặn sự tàn phá của thiên nhiên, mà làm cho dòng sông Tiền trở nên hiền hòa, thơ mộng bên mái taly lung linh theo nhịp sống. Một công trình trị thủy cũng được đầu tư, thực hiện chủ trương "sống chung với lũ"; tiêu biểu là công trình tuyến dân cư bờ đông kênh Bảy xã, dài 12 km, góp phần ổn định dân cư, làm đê bao sản xuất nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của cả vùng An Hòa Xương anh hùng.


Tuyến bờ kè tại trung tâm thị xã Tân Châu

Lĩnh vực văn hoá - xã hội nhiều mặt tiến bộ. Chất lượng giáo dục, đào tạo ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo có sự đầu tư cải thiện, đủ điều kiện để đầu tư nâng cấp thành trường đạt chuẩn, đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục trong tương lai. Mạng lưới khám chữa bệnh trên địa bàn được củng cố, xây mới liên tục, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao trên địa bàn thị xã ngày càng được đẩy mạnh, đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân từng bước được nâng lên. Công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn được quan tâm thực hiện tốt. Đời sống các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được quan tâm chăm lo ổn định.

Trong những năm qua, thị xã đã kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an  ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Mối quan hệ hữu nghị hợp tác và phát triển giữa chính quyền và Nhân dân 02 địa phương Tân Châu và quận Lekdek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia được duy trì và phát triển, góp phần xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân hai nước qua lại mua bán và trao đổi hàng hóa. Công tác xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh Nhân dân từng bước được nâng chất.

Với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Tân Châu lần thứ XI đặt ra là "Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, giữ vững ổn định, khai thác lợi thế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị hạt nhân Vùng 2 của tỉnh, đứng trong tốp ba về kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang". Để đạt được mục tiêu đó, thị xã Tân Châu sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Đồng thời, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, tập trung lãnh đạo thực hiện 3 khâu đột phá như: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Khai thác lợi thế kinh tế biên mậu, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,…

Trải qua 262 năm hình thành và phát triển; 10 năm trở thành thị xã, Tân Châu thực sự "thay da đổi thịt", đã khẳng định được vị trí kinh tế, quốc phòng quan trọng nơi biên giới. Thành tựu đó, khẳng định một ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, sự hòa quyện giữa ý đảng lòng dân. Đó là điều kiện quan trọng để Tân Châu tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tiếp tục xây dựng và phát triển thị xã trẻ thật sự trở thành đô thị biên giới, một trung tâm kinh tế – xã hội năng động phía bắc tỉnh An Giang, một đô thị tầm vóc, sầm uất vùng đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu long.

VĂN PHÔ

Lượt người xem:  Views:   1190
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by